Thứ năm 23/01/2025 06:15
Hà Nội:

Tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng về sản xuất, tiêu dùng bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, việc quyết liệt triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (TDBV) giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và TDBV trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023 đã tạo những chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng…
Tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng về sản xuất, tiêu dùng bền vững
Hà Nội triển khai hàng loại giải pháp "xanh". Ảnh: Thu Hường

Theo các chuyên gia, xu hướng tiêu dùng xanh đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến doanh nghiệp (DN), khiến DN phải thay đổi tư duy, làm sao để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng (NTD) mới hiện nay.

Để cạnh tranh, xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, nhiều DN đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm bảo đảm xanh và sạch. Xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững.

Thời gian qua, sự chỉ đạo của các bộ, ngành và sự tích cực của các DN đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng xanh, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các sản phẩm sinh thái, túi ni lông sinh thái, 3R (tiết giảm - tái sử dụng - tái chế).

Theo ghi nhận của PV, tại hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP Hà Nội, các sản phẩm dùng một lần như khay, hộp, đĩa, tô… được sản xuất từ bã mía thay thế túi ni lông và đồ nhựa được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, rau, củ, quả được gói bằng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Ống hút nhựa được thay bằng ống hút sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên từ giấy, gạo, tre nứa.

Nhiều DN bán lẻ cũng đã áp dụng các chương trình khuyến mại tặng quà đối với các khách hàng đến mua sắm mang theo túi sử dụng nhiều lần, nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông khi mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, vấn đề được đặt ra lúc này là cần thêm những trợ lực từ phía cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chung tay thúc đẩy việc sản xuất và TDBV. Cụ thể là những giải pháp về cơ chế, chính sách. Ưu tiên, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, phát triển các công nghệ hiện đại để áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc sản xuất xanh và sạch cần một nguồn vốn dài hạn và ổn định. Vì vậy, rất cần những cơ chế, chính sách giúp DN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

Theo bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, việc quyết liệt triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và TDBV giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sản xuất và TDBV trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023 đã tạo những chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng về hành động sản xuất và TDBV và gắn kết các DN trong công tác bảo vệ môi trường, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Một số tổ chức, cá nhân đã có những hành động thiết thực trong việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường như bước đầu xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất bền vững, thiết kế sản phẩm bền vững, xây dựng chuỗi giá trị xanh trong quy trình sản xuất của mình từ khâu nguyên liệu đầu vào đến áp dụng công nghệ, sản phẩm và các dịch vụ bán hàng góp phần tăng hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững.

Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, TP Hà Nội đã đánh giá hiện trạng mạng lưới liên kết giữa nhà cung cấp nguyên nhiên liệu, nhà sản xuất, phân phối, NTD đối với các nhóm ngành giấy, gỗ, cơ khí trên địa bàn TP. Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn cho 30 cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực công thương, cơ sở công nghiệp nông thôn.

Năm 2024, TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động sản xuất và TDBV trên địa bàn TP. Hỗ trợ DN và NTD áp dụng các giải pháp, phương thức, đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Tạo môi trường thuận lợi để kết nối đầu tư, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ giữa các DN tiềm năng của TP Hà Nội với mạng lưới chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ quốc tế.

“TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, DN, tổ chức, các nhân về sản xuất và TDBV. Huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó DN và NTD đóng vai trò trung tâm” - bà Trần Thị Phương Lan cho hay.

Hà Nội: Khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường
Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững nổi bật trong năm 2023
Hà Nội: Xu hướng tiêu dùng xanh sẽ ngày càng lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động