Thứ năm 17/04/2025 00:17

Thực hiện các giải pháp sử dụng công nghệ số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đây là một nội dung trong Quyết định số 1305/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hệ thống Rô bốt chế tạo sản phẩm hàng loạt chất lượng cao của Công ty CP Công nghiệp Ô tô – Vinacomin. Ảnh: Phương Thảo
Hệ thống Robot chế tạo sản phẩm hàng loạt chất lượng cao của Công ty CP Công nghiệp Ô tô - Vinacomin. Ảnh: Phương Thảo

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025

Theo đó, Quyết định đưa ra mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030; Phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030; Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo tăng trung bình 15%/năm đến năm 2025 và tăng trung bình 20%/năm đến năm 2030.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và 35 - 40% vào năm 2030; Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đạt dưới 30% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030; Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP vào năm 2025 và đạt khoảng 50% GDP vào năm 2030.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động cũng nêu rõ, nhiệm vụ và giải pháp khác là phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cụ thể, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo nền tảng ổn định, bền vững cho tăng năng suất lao động.

Theo đó, củng cố và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Nghiên cứu các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong các lĩnh vực then chốt, các ngành trọng điểm nhằm tạo nền tảng ổn định, bền vững. Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài nhằm cải thiện năng suất lao động. Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo hướng bền vững và có lợi thế cạnh tranh; hoàn thiện thể chế thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động kinh tế, lĩnh vực mới, mô hình sản xuất kinh doanh mới. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy liên kết, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước.

Hoàn thiện chính sách xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy chính sách thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động. Theo đó, lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện năng suất lao động và kiến nghị các giải pháp phù hợp. Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất, kinh nghiệm điển hình cải tiến năng suất ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp và cộng đồng.

Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường lao động theo hướng hiện đại, linh hoạt và hội nhập sâu rộng hơn; hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động, hệ thống thông tin thị trường lao động; kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước, phát triển các thị trường lao động đặc thù.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục đào tạo, coi người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số. Gắn kết chặt chẽ giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.

Nghiên cứu, ban hành chính sách thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình giáo dục và đào tạo mới dựa trên nền tảng và công nghệ số; xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chuyên gia, nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật; huy động sự tham gia và phát triển mạng lưới chuyên gia tư vấn, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài cho chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo. Nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo động lực cải thiện năng suất lao động ở khu vực công.

Phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm. Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động; chú trọng tới chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số.

Thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành. Phát triển vùng và liên kết vùng hiệu quả. Hình thành không gian phát triển các tiểu vùng phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội để kết nối phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh và tăng năng suất lao động ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hoàn thiện thể chế phát triển công nghiệp, xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Rà soát cơ cấu không gian phát triển công nghiệp; hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

Thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên; nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế; hình thành các trung tâm dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics tại một số thành phố lớn. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá diễn biến năng suất lao động gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Trong phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng đã đề cập đến 4 vấn đề quan trọng để tăng năng suất lao động, bao gồm: công nghệ đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động; vốn, nhiều vốn và vốn chất lượng cao rất quan trọng, sẽ giúp các quốc gia để xây dựng nền tảng sản xuất, chế biến; nguồn nhân lực chất lượng cao - đây là yếu tố nền tảng, nhất là về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và ý thức tổ chức của người lao động; kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia phát triển và năng suất lao động cao, thường tỉ lệ lực lượng lao động phi chính thức thấp.
Hà Nội: Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động
Phấn đấu 100 doanh nghiệp thành mô hình điểm về nâng cao năng suất, chất lượng
Hà Nội: Nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam: Chạm thị trường, đừng chạm những “vùng cấm” khiến người dùng “quay xe”

Doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam: Chạm thị trường, đừng chạm những “vùng cấm” khiến người dùng “quay xe”

Trong thời đại số, người tiêu dùng không chỉ mua hàng mà họ còn phản biện và kiểm soát hình ảnh thương hiệu. Một bài đăng, một hashtag có thể thay đổi cả số phận một nhãn hàng tại thị trường mà họ muốn phủ sóng khi bị người dùng tẩy chay, quay lưng. Chagee và những khó khăn đang phải đối mặt khi chạm “vùng cấm” người dùng khi còn chưa kịp ra mắt chính là một ví dụ.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 15/4/2025 - XSMB 15/4/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 15/4/2025 - XSMB 15/4/2025 - XSMB

XSMB 15/4/2025. KQXSMB 15/4/2025. XSMB 15/4. KQXSMB 15/4. Xổ số miền Bắc hôm nay 15/4/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 15/4/2025.
Dự kiến 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sẽ thông xe vào dịp 30/4

Dự kiến 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sẽ thông xe vào dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 16/4/2025 - XSMT 16/4 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 16/4/2025 - XSMT 16/4 - KQXSMT

XSMT 16/4/2025. XSMT. KQXSMT 16/4/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 16/4/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 16/4. XSMT 16/4. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung thứ Tư. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
XSMN - Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2025 - KQXSMN 16/4

XSMN - Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2025 - KQXSMN 16/4

XSMN 16/4/2025. XSMN. KQXSMN 16/4/2025. KQXSMN. Xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2025. Kết quả xổ số miền Nam ngày 16/4. XSMN 16/4. KQXS miền Nam. Cập nhật kết quả xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2025. xo so mien nam thu tu
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 16/4/2025 - XSMB 16/4/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 16/4/2025 - XSMB 16/4/2025 - XSMB

XSMB 16/4/2025. KQXSMB 16/4/2025. XSMB 16/4. KQXSMB 16/4. Xổ số miền Bắc hôm nay 16/4/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 16/4/2025.
Đấu giá đất thành công tại xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh thu ngân sách hơn 122 tỷ đồng

Đấu giá đất thành công tại xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh thu ngân sách hơn 122 tỷ đồng

Ngày 12/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - quốc gia tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng 28 thửa đất tại điểm DT-01 xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.
Cơ hội tốt chưa từng có: 1 căn hộ 3 hỗ trợ tài chính từ chủ đầu tư

Cơ hội tốt chưa từng có: 1 căn hộ 3 hỗ trợ tài chính từ chủ đầu tư

Sức nóng của The S-Vista (Vinhomes Ocean Park 1) chưa kịp hạ nhiệt, Vinhomes lại tiếp tục khiến thị trường dậy sóng khi bổ sung thêm loạt chính sách ưu đãi độc quyền.
Việc tiếp cận nhà ở khu vực nội đô Hà Nội vẫn là bài toán khó với đa số người dân

Việc tiếp cận nhà ở khu vực nội đô Hà Nội vẫn là bài toán khó với đa số người dân

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội đánh giá, mặt bằng giá cao đã ảnh hưởng đáng kể tới nhóm người mua với nhu cầu ở thực, đặc biệt là người mua tìm kiếm sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính. Ngay cả khi xem xét đến phương án vay ngân hàng hay sử dụng đòn bẩy tài chính, việc tiếp cận nhà ở khu vực nội đô vẫn là bài toán khó.
Thị trường chứng khoán ngày 15/4: VN-Index giảm điểm sau 3 phiên tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 15/4: VN-Index giảm điểm sau 3 phiên tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 15/4 chịu áp lực từ nhóm bluechips bất chấp dòng tiền vẫn chảy mạnh. Kết quả VN-Index giảm hơn 13 điểm sau 3 phiên tăng liên tiếp.
Thị trường chứng khoán ngày 14/4: VN-Index tiếp tục giao dịch khởi sắc phiên đầu tuần

Thị trường chứng khoán ngày 14/4: VN-Index tiếp tục giao dịch khởi sắc phiên đầu tuần

VN-Index tiếp tục giao dịch khởi sắc phiên đầu tuần, nối dài chuỗi tăng điểm. Đóng cửa phiên 14/4, VN-Index tăng gần 19 điểm lên 1.241 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 11/4: VN-Index tiếp đà vọt lên 1.220 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 11/4: VN-Index tiếp đà vọt lên 1.220 điểm

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 11/4, VN-Index đã vượt mốc 1.200 điểm, lấy lại hơn 128 điểm chỉ sau 2 phiên giao dịch thăng hoa từ khi Mỹ thông báo tạm hoãn 90 ngày áp dụng thuế quan cao với hơn 75 quốc gia.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết: tương lai chính xác đến từng con phố

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết: tương lai chính xác đến từng con phố

Trong khi các mô hình dự báo thời tiết truyền thống vẫn chiếm ưu thế về độ tin cậy, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành khí tượng, với khả năng dự báo siêu cục bộ chính xác gần như theo thời gian thực.
Tính năng mới với khả năng cá nhân hóa vượt trội của ChatGPT

Tính năng mới với khả năng cá nhân hóa vượt trội của ChatGPT

OpenAI vừa tung bản cập nhật đáng chú ý cho ChatGPT, mang đến tính năng bộ nhớ (Memory) – cho phép chatbot ghi nhớ và tham chiếu toàn bộ các cuộc trò chuyện trước đó với người dùng. Với cải tiến này, ChatGPT không chỉ “trí tuệ” hơn, mà còn có thể trở thành trợ lý ảo hiểu bạn như một người bạn lâu năm, hứa hẹn nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa.
YouTube ra mắt Music Assistant – tính năng tạo nhạc nền bằng AI

YouTube ra mắt Music Assistant – tính năng tạo nhạc nền bằng AI

YouTube vừa chính thức giới thiệu Music Assistant, tính năng mới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo nhạc nền cho video dài, hứa hẹn trở thành công cụ đắc lực cho cộng đồng sáng tạo nội dung.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động