Thứ năm 23/01/2025 11:10

Tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu tương ứng với 100 điểm tập trung vào một số nhiệm vụ thuộc chức năng...
Tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu
Hạ tầng nông thôn tại xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) được đầu tư khang trang

Để tạo cơ sở thực hiện đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật thống nhất trên cả nước theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.

Theo đó, tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu tương ứng với 100 điểm tập trung vào một số nhiệm vụ thuộc chức năng, trách nhiệm của chính quyền huyện trong các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; triển khai công tác tiếp cận thông tin; phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Cụ thể như sau:

Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành pháp luật trên địa bàn; Công khai, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin; Ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên; Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính.

Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được xác định dựa trên kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các đơn vị cấp xã trên địa bàn và kết quả thực hiện nội dung tiêu chí thuộc trách nhiệm của cấp huyện. Đồng thời, tương thích với điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh cũng như xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo đó, cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đáp ứng đủ 04 điều kiện:

Có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Tổng số điểm của các chỉ tiêu đạt từ 90 điểm trở lên; Tổng số điểm của từng chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên. Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để đạt các yêu cầu theo nội dung 16.1 của tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" tại Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, xã phải có đồng thời mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả. Cụ thể như sau:

Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Tiêu chí 2 "Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật" theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa; Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Tại xã An Khánh - một trong những xã có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất huyện Hoài Đức, đến nay đã hoàn thành đủ 15/15 tiêu chí phường. Phó Chủ tịch UBND An Khánh Nguyễn Hữu Đích cho biết, trên địa bàn xã có 7 thôn, 5 tổ dân phố và 4 khu đô thị với khoảng 50.000 dân, dân số đông nhất huyện do người dân từ nhiều nơi chuyển về các khu đô thị trên địa bàn sinh sống.

Để phát triển đô thị, từ rất sớm, An Khánh đã tập trung triển khai công tác quy hoạch, tạo thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện tiêu chí. Cùng với tiêu chí phường, xã tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hiện nay, xã tập trung đầu tư để Trường Mầm non An Khánh B đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đưa An Khánh về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2022.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận, tiêu chí xây dựng xã, huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí của phường, quận có điểm trùng khớp. Tuy vậy, cũng có một số tiêu chí có sự khác biệt rõ rệt. Ví như, với tiêu chí đô thị, nhiều yêu cầu đòi hỏi cao như: Hạ tầng giao thông, tỷ lệ cây xanh, công viên, cân đối thu - chi ngân sách…

Trong khi đó, với tiêu chí nông thôn mới nâng cao, tiêu chí trường học, thiết chế văn hóa lại đòi hỏi cao hơn, như: Trường học 3 cấp phải đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 1 trường phải đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; ngoài nhà văn hóa thôn, phải có trung tâm văn hóa, thể thao quy mô xã…

Các chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật đều đạt kết quả cao
Bài 5: Giúp người dân được tiếp cận pháp luật tốt hơn
Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động