Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chánh án TAND huyện Thạch Thất trao đổi với PV |
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án TAND huyện Thạch Thất, TP Hà Nội cho biết, trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước dành cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Ngày nay, hoạt động TGPL dần trở thành một chính sách không thể thiếu trong đời sống xã hội và có vai trò, vị trí hết sức quan trọng. TGPL đã góp phần hướng dẫn giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Qua đó, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, góp phầm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, TGPL đã và đang có tác động tích cực đến chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, áp dụng pháp luật, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Thông qua các hoạt động TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý đã đạt được những kết quả nhất định, có vai trò quan trọng trong công tác điều tra, truy tố và xét xử, giúp cho các CQĐT, truy tố, xét xử giải quyết vụ án được khách quan, hạn chế được oan sai trong hoạt động tố tụng, bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp cho những người thuộc diện được TGPL.
Bà Thủy cho biết thêm, trong suốt thời gian 25 năm hình thành và phát triển, đội ngũ người thực hiện TGPL đã có sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc. Từ thời gian đầu mới hình thành, hoạt động TGPL phải nhờ rất nhiều đến các luật sư không hưởng lương Nhà nước, đến nay 100% vụ việc TGPL đều do trợ giúp viên pháp lý thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng. Có thể nói rằng trợ giúp viên pháp lý là luật sư của người nghèo, của những người yếu thế trong xã hội, trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính) để bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được TGPL. Ngoài ra, với tư cách một công dân khi tham gia tố tụng hình sự thì trợ giúp viên pháp lý cũng có trách nhiệm phải bảo vệ pháp chế XHCN, phải tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích của tập thể, lợi ích của Nhà nước.
Trong những năm qua trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL Nhà nước TP Hà Nội đã tham bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL cho rất nhiều đối tượng như người có công với cách mạng, người nghèo, người dân tộc thiếu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội, thuộc hộ cận nghèo và đặc biệt cho các cháu vị thành niên trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Có rất nhiều người được TGPL tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho họ, để nói thay, giãi bày tâm tư nguyện vọng, để xin cho họ, thì họ đã suy nghĩ lại về việc làm và hành động của mình và xin hứa quyết tâm cải tạo tốt, sửa chữa những lỗi lầm do mình gây ra, làm người có ích cho xã hội.
Như vậy, việc tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho những người được TGPL rất có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đó là sự tuyên truyền về chính sách nhân đạo, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước tạo được niềm tin vào Đảng vào Nhà nước.
Đặc biệt với những quan điểm mang tính nhân văn của trợ giúp viên pháp lý tại phiên tòa không những tạo thêm lòng tin của những người đã một lần lầm lỡ về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với họ mà còn gây ấn tượng tốt, sự cảm thông của các cơ quan tố tụng.
Đồng thời, chất lượng vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý đã được nâng cao rõ rệt, có kỹ năng và mang tính chất chuyên nghiệp hơn, được các cơ quan tố tụng đánh giá cao về vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho các đối tượng được TGPL.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại