Từ vụ việc bé trai 2 tuổi ở Bình Phước tử vong: Cách nào để bớt đi trẻ bị bạo hành?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTuấn bị CA bắt giữ. Ảnh: CACC |
CQ CSĐT CA tỉnh Bình Phước đã ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thanh Tuấn (27 tuổi, ngụ thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) để điều tra vì liên quan đến cái chết của bé trai 2 tuổi (tên thường gọi là Ổi). Bé Ổi (sinh tháng 6/2022, do chưa làm giấy khai sinh nên chưa đặt tên), là con riêng của chị Trần Thị Thu X (24 tuổi, ngụ xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp).
Từ tháng 2/2023 đến nay, Tuấn và chị X sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Khoảng 8h ngày 21/8, chị X đi trông con cho người khác cách nhà khoảng 100m nên nhờ Tuấn trông bé Ổi. Tối cùng ngày, Tuấn bế bé Ổi chạy lên và nói bị “ọc sữa” nên được người xung quanh sơ cứu rồi đưa đi cấp cứu trong tình trạng cơ thể tím tái, thở gấp. Bác sĩ ở phòng khám tại huyện Bù Đốp đã cố gắng cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi nên gia đình đưa về an táng.
Nhận thấy cái chết của cháu bé quá bất thường nên người dân xung quanh đã trình báo CQCA. Nhận được tin báo, lực lượng CA đã kiểm tra và phát hiện cơ thể cháu bé có tác động của ngoại lực nên trưng cầu khám nghiệm pháp y. Kết quả, đầu nạn nhân bầm, tụ máu não, vỡ cơ hoành và các yếu tố khác dẫn đến tử vong. CA nghi vấn bé bị bạo hành nên đã mời Tuấn lên làm việc.
Lúc đầu Tuấn quanh co, nhưng với các chứng cứ thu thập được tại hiện trường, cũng như khám nghiệm tử thi, cùng với việc áp dụng biện các pháp nghiệp vụ đấu tranh, Tuấn đã thừa nhận có hành vi bạo hành với cháu Ổi. Theo lời khai của Tuấn, khoảng 16h ngày 21/8, sau khi ngủ dậy, Ổi tự đến tủ lạnh lấy sữa rồi nằm xuống nền nhà uống. Thấy vậy, Tuấn bế bé lên giường uống sữa. Sau khi uống xong, Ổi lấy đồ trong tủ lạnh ra phá. Thấy vậy, Tuấn đánh mạnh vào giữa ngực và bụng của bé. Thấy bé không khóc mà còn liếc nhìn mình, Tuấn tiếp tục dùng tay đánh vào vùng trán của bé. Bị đánh, bé Ổi ngã xuống nền nhà nên Tuấn bế lên giường. Lúc này, Tuấn phát hiện miệng, mũi của bé chảy sữa thành hàng nên đã lấy khăn lau. Thấy bé thở gấp, Tuấn đã bế lên cho vợ hờ và cùng đưa đi cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi. Tuấn còn khai, trước đó có đánh cháu bé vì không chịu ăn.
Qua kiểm tra, Tuấn dương tính với ma túy. Đối tượng từng có một tiền án và bị TAND huyện Bù Đốp xử 18 tháng tù giam về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tuấn ra tù ngày 28/12/2022.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, GĐ Cty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, hành vi của nghi phạm rất côn đồ, tàn nhẫn, thể hiện thái độ coi thường pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng trẻ em. Theo thông tin ban đầu, từ CQĐT, thấy có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can nghi phạm về tội “Giết người” theo Điều 123 BLHS 2015.
Luật sư Thái phân tích, nghi phạm Nguyễn Thanh Tuấn hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể tước đoạt tính mạng của cháu bé nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, nên có căn cứ để xử lý nghi phạm về tội “Giết người”.
Trường hợp nghi phạm sử dụng trái phép chất ma túy dẫn đến ảo giác mà thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 2015.
Vì thế, nếu bị chứng minh có tội, nghi phạm Nguyễn Thanh Tuấn có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội “Giết người” là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Luật sư Thái cho biết, thời gian qua liên tục xuất hiện những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến quyền trẻ em. Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội là cha dượng, mẹ kế hoặc người chung sống như vợ chồng với cha mẹ của nạn nhân.
Những đối tượng gây án thường nghiện ngập, vào tù, ra tội có lối sống buông thả, thiếu ý thức chấp hành pháp luật nên sẵn sàng ra tay sát hại trẻ em chỉ vì bực tức hoặc ghen tuông.
Theo luật sư Thái, vấn đề đặt ra là sau khi xử lý nghiêm khắc đối với Nguyễn Thanh Tuấn nói riêng và các trường hợp bạo hành trẻ em nói chung, làm thế nào để ngăn chặn được những vụ việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai? Hình phạt cao chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, mà quan trọng nhất là cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Nếu chúng ta bớt thờ ơ, vô cảm theo kiểu “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, khi phát hiện thấy hiện tượng bất thường, chúng ta không can thiệp kịp thời hoặc không thông báo cơ quan có thẩm quyền, chắc chắn những sự việc đau lòng như vừa qua sẽ còn tiếp diễn.
Luật sư Thái cho rằng, để tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ trẻ em, cần thực hiện đồng bộ, đầy đủ các giải pháp như tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ Quyền trẻ em...
Lời khai của cha dượng “bạo hành” bé trai 2 tuổi đến tử vong | |
Án chung thân cho bảo mẫu bạo hành bé 17 tháng tuổi đến tử vong | |
Tội “Hành hạ trẻ em” sẽ bị xử lý như thế nào? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại