Thứ năm 23/01/2025 13:43

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tư pháp làm giảm áp lực tiến độ công việc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong 6 tháng đầu năm, VKSND TP Hà Nội đã phối hợp với Tòa án trang bị đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các phiên tòa, phiên họp số hóa hồ sơ, phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến... Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đã giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh, giảm áp lực về thời gian và tiến độ công việc.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tư pháp làm giảm áp lực tiến độ công việc
Kiểm sát viên xét hỏi bị cáo trong một phiên toà sơ thẩm trực tuyến tại quận Đống Đa (ảnh Phạm Hà Thanh)

Báo cáo về kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm tại Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kì 2021-2026 diễn ra mới đây, Viện KSND TP Hà Nội (VKS) cho biết: Trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, VKS tiếp tục kiểm sát chặt chẽ trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam.

VKS đã kiểm sát việc tạm giữ 4.917 người, kiểm sát việc tạm giam 9.273 người và thi hành án hình sự 13.921 người (gồm: tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ...). Đã ban hành 14 kiến nghị để yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam; ban hành 12 kiến nghị đối với Tòa án về việc vi phạm thời hạn tạm giam, chậm ra quyết định thi hành án, chậm gửi các quyết định thi hành án; 3 kiến nghị đối với Cơ quan thi hành án hình sự; 6 kiến nghị với UBND cấp xã trong công tác thi hành án hình sự.

Công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật: VKS chủ động thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính. VKS đã thụ lý kiểm sát 17.820 vụ, việc sơ thẩm (trong đó mới là 10.936 vụ, việc); 821 vụ phúc thẩm (trong đó mới là 404 vụ, việc).

Kiểm sát giải quyết: 10.024 vụ, việc sơ thẩm và 403 vụ phúc thẩm (trong đó, tỷ lệ giải quyết án hành chính hai cấp TP chỉ đạt 16%). VKS tham gia 1.998 phiên tòa và 227 phiên họp (đạt 100%); yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ đối với 171 vụ, việc; phối hợp với Tòa án tổ chức 86 phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát, kỹ năng nghiệp vụ của Kiểm sát viên. Đã ban hành 9 kháng nghị phúc thẩm...

Công tác giải quyết và kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp: VKS hai cấp tiếp 409 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; trong đó lãnh đạo Viện tiếp 100 lượt; tiếp nhận, thụ lý mới 4.095 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tăng 201 đơn.

VKS đã đã chuyển CQĐT giải quyết 2.275 đơn, Tòa án 682 đơn, cơ quan Thi hành án 322 đơn... giải quyết 129 đơn/110 việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 92,6% - cao hơn 12,6% so với chỉ tiêu của ngành, không có đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền để quá thời hạn giải quyết, chấm dứt việc khiếu kiện đông người.

Trong thời gian qua, Viện KSND hai cấp tiếp tục đề ra nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, chỉ đạo; tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc giữ gìn đoàn kết và thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, bộ phận công tác; gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác chung của đơn vị.

VKS hai cấp tiếp tục tăng cường các cuộc họp giao ban hai cấp, họp liên ngành, hội nghị, hội thảo, đào tạo trực tuyến; theo dõi, quản lý việc chấp hành kỷ luật nội vụ, kỷ cương công vụ của cán bộ kiểm sát viên trong đơn vị thông qua hệ thống camera giám sát; nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua ứng dụng số hóa hồ sơ phục vụ xét xử, số hóa hồ sơ lưu trữ, xây dựng phòng chức năng chuyên dụng để phục vụ công tác số hóa, công tác ghi âm ghi hình có âm thanh; Đồng thời, phối hợp với Tòa án trang bị đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các phiên tòa, phiên họp số hóa hồ sơ, phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến...

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo yếu tố chính xác, bảo mật và hiệu quả, góp phần quan trọng trong kết quả công tác chung của cơ quan, đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với phân công phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ và kiểm tra, đôn đốc thường xuyên đã giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh và giảm áp lực về thời gian và tiến độ công việc.

Tuy nhiên, theo Viện KSND TP, được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND, từ đầu năm 2022 VKS và TAND TP đã chính thức làm việc tại trụ sở mới. Tuy nhiên, kinh phí vận hành, bảo trì tòa nhà rất lớn. Do vậy, trong thời gian tới, đề nghị HĐND, UBND TP, các cơ quan có thẩm quyền của TP tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có VKS để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cải cách tư pháp như trang thiết bị để tổ chức các phiên toà trực tuyến, hệ thống trang thiết bị phục vụ ghi âm, ghi hình, số hoá tài liệu...

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm được VKS nhấn mạnh là tăng cường triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu của Quốc hội, của ngành KSND, trong đó tăng cường công tác kháng nghị, kiến nghị; phối hợp chặt chẽ với Tòa án hai cấp TP trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức các phiên tòa trực tuyến...

Nâng cao vai trò luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp
Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật
Hà Nội: TAND 2 cấp hoàn thiện mô hình hành chính tư pháp "một cửa" liên thông
Hoạt động bổ trợ tư pháp góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp
Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động