Thứ năm 23/01/2025 09:47
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới có nội dung được nhiều người góp ý đó là xây dựng và phát triển giáo dục, đào tạo Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Giảng viên chia sẻ với cùng sinh viên Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội.   Ảnh: Duy Thành
Giảng viên chia sẻ với cùng sinh viên Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Duy Thành

Xây dựng Thủ đô là trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Ban soạn thảo dự án Luật chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới có nội dung được nhiều góp ý đó là phát triển giáo dục và đào tạo.

Theo dự thảo Luật mới nhất, sẽ xây dựng và phát triển giáo dục, đào tạo Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao; cơ sở giáo dục có nhiều cấp học trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, dịch vụ giáo dục và cơ chế quản lý phù hợp với vị trí, vai trò của Thủ đô.

Trong đó, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế ở các ngành, lĩnh vực: khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin và chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng; quy hoạch, xây dựng; văn hóa, nghệ thuật, thể thao; giáo dục đào tạo, dạy nghề; y tế; quản trị doanh nghiệp; tài chính, ngân hàng; giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Đồng thời, đầu tư, xây dựng hệ thống trường học công lập bảo đảm không gian, cảnh quan sư phạm trong và ngoài nhà trường, đội ngũ giáo viên phục vụ tối đa nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô; bảo đảm bố trí quỹ đất xây dựng trường học ở vị trí thuận lợi; không bố trí trường học gần nghĩa trang, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn, không khí.

Về cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Trong đó, Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp.

Đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô sẽ được thực hiện như sau: hỗ trợ từ ngân sách của TP Hà Nội để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia có nhiều cấp học trên địa bàn Thủ đô; Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên của Thủ đô đi học tập tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài; Hỗ trợ hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô; hỗ trợ học phí cho học viên học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao của TP Hà Nội.

Cơ chế đặc thù giúp Thủ đô phát triển

Theo dự thảo Luật mới nhất, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học; Mức hỗ trợ và lộ trình thực hiện việc hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em mầm non trên địa bàn Thủ đô không phân biệt trường công lập, dân lập và tư thục; các mức hỗ trợ được nêu ở trên.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội quy định: các tiêu chí về cơ sở vật chất, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục của cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học; đội ngũ giáo viên, việc thuê giáo viên người nước ngoài; việc huy động nguồn lực để thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp; Việc điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục bổ trợ tại cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô theo hướng tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế.

Góp ý về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, đại biểu Trần Thị Thu Đông, đoàn tỉnh Bạc Liêu nhận định, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu lớn của cả nước, đã được thể hiện trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được làm rõ trong Luật Thủ đô.

Phân vùng chức năng để quản lý, khai thác không gian ngầm
Xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Tỷ lệ khu vực được xây dựng không quá 20% diện tích bãi sông?
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động