Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong thi hành án hình sự
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong thi hành án hình sự |
So với Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung những quy định cụ thể liên quan đến phòng, chống tra tấn. Nếu như Luật Thi hành án hình sự năm 2010 không có quy định trực tiếp về việc nghiêm cấm hành vi bức cung, dùng nhục hình, thì tại khoản 8 Điều 10 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định một trong những hành vi bị cấm trong thi hành án hình sự đó là “Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp”. Như vậy, quy định này đã thể hiện ý chí của nhà làm luật trong việc khẳng định chủ trương, chính sách phòng, chống tra tấn của Nhà nước Việt Nam.
Nguyên tắc trong thi hành án hình sự
Luật Thi hành án hình sự năm 2019 kế thừa các quy định của luật năm 2010 quy định cụ thể về nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong thi hành án hình sự, quy định về chế độ giam giữ, sinh hoạt, học tập… của người đang chấp hành án phạt tù, về khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự. Cụ thể như sau:
Điều 4 Luật thi hành án hình sự quy định 08 nguyên tắc thi hành án hình sự, trong đó có nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án; thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội; kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
Những hành vi bị cấm trong thi hành án hình sự
Điều 10 quy định cụ thể các loại hành vi bị cấm trong thi hành án hình sự, hai nhóm như sau: các hành vi nghiêm cấm đối với người phải chấp hành án và những người có liên quan; và các hành vi bị nghiêm cấm đối với những người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự. Trong đó, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người đang chấp hành án và phòng, chống tra tấn, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự bị nghiêm cấm:
- Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do theo quy định của pháp luật và quyết định khác của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ, sách nhiễu trong thi hành án hình sự;
- Không đề nghị cho người đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách; không đề nghị chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án;
- Cấp hoặc từ chối cấp trái quy định của pháp luật quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự;
- Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.
Các quốc gia thành viên cần phải coi tra tấn là một trong các tội được dẫn độ | |
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể | |
Mọi chứng cứ đều phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại