Thứ năm 23/01/2025 13:53

Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng khí N2O trên người bệnh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Y tế vừa có Công văn gửi Cục Quân y (Bộ Quốc phòng); Cục Y tế (Bộ Công an); các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; sở y tế các tỉnh, thành phố; y tế ngành về việc không sử dụng khí N2O - khí Nitơ Oxyd (tên hóa học là Dinitrogen monoxyd) trên người bệnh.
Nam bệnh nhân ngộ độc bóng cười được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Một bệnh nhân ngộ độc bóng cười được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: HP

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình trạng lạm dụng khí N2O (làm bóng cười) tại một số điểm vui chơi, giải trí gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân.

Báo cáo của Cục Quản lý Dược và một số đơn vị liên quan khẳng định khí N2O chưa đủ cơ sở pháp lý được công nhận là thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không sử dụng khí N2O trên người bệnh khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt.

Đặc biệt, các đơn vị tăng cường quản lý việc sử dụng loại khí này tại cơ sở (nếu có) để tránh thất thoát, lạm dụng và sử dụng sai mục đích. Đơn vị nào để xảy ra việc thất thoát, lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì thủ trưởng đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm khí N2O.

Theo Bộ Y tế, khí Nitơ Oxyd (tên hóa học là Dinitrogen monoxyd) có công thức hóa học là N2O, là hóa chất được sử dụng trong công nghiệp (sản xuất pin mặt trời, trong kỹ thuật hàn, cắt, dùng cho máy, thiết bị phân tích, tăng công suất động cơ...) đồng thời được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm (có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Ủy ban thực phẩm quốc tế - Codex) và đang được nghiên cứu sử dụng để an thần, giảm đau trong nha khoa.

Tuy nhiên, việc lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích khí Nitơ Oxyd (N2O) có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trong giới trẻ do thần kinh bị kích thích, hưng phấn và gây cười; sử dụng lâu sẽ dẫn đến tự kỉ, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể; sử dụng liều cao có thể dẫn đến ảo giác... và có thể có những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Tăng cường truyền thông, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng “khí cười”
Bí mật bất ngờ trong kho hàng ở cảng Hà Nội
Lạm dụng bóng cười, cô gái trẻ tổn thương tủy cổ, đi lại khó khăn
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động