Thứ sáu 24/01/2025 05:15
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần có cơ chế để các tập đoàn lớn đặt trụ sở tại Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho biết, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nên mở rộng và tăng cơ hội đối với các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn lớn trong nước, các tập đoàn đa quốc gia, lớn trên thế giới, đặc biệt là đối với những dự án mới. Cần có thêm những quy định tạo điều kiện để người thân của các nhà đầu tư được sống, làm việc, học tập với những điều kiện tốt nhất ở Thủ đô. Điều này giúp cho Thủ đô trở thành nơi đặt trụ sở của các tập đoàn lớn ở trong nước, các tập đoàn đa quốc gia.
Nên mở rộng và tăng cơ hội đối với các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn lớn trong nước, các tập đoàn đa quốc gia, lớn trên thế giới     (Ảnh: Nguyễn Minh
Nên mở rộng và tăng cơ hội đối với các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn lớn trong nước, các tập đoàn đa quốc gia, lớn trên thế giới. Ảnh: Nguyễn Minh

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS. Bùi Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Ngoại thươngcho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII ban hành năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Qua 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô; các chính sách, cơ chế quy định trong Luật đã góp phần giúp thành phố đạt được một số kết quả trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Luật Thủ đô năm 2012, các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô chưa được khai thác hiệu quả. Mặt khác, quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ một số tồn tại. Do đó việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp và những đột phá giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô là việc hết sức cần thiết.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn cho biết thêm, Hà Nội cần xác định Luật Thủ đô được xây dựng dựa trên các quy phạm pháp luật mang tính đặc thù, những vấn đề mà các quy định hiện hành đang áp dụng chung cho cả nước thì không cần đưa vào trong Luật. Đồng thời, để Luật Thủ đô có thể đi vào cuộc sống thì cần hạn chế những quy định mang tính chung chung, vấn đề nào có thể quy định rõ thì cần đưa vào cụ thể vào Luật, cũng như việc phân thẩm quyền của các cấp, đơn vị cũng phải rõ ràng, cụ thể, hạn chế việc không áp dụng trực tiếp từ Luật. Chúng ta có thể nhận thấy rõ rất nhiều quy định trong Dự thảo hiện nay để ngỏ dành cho Chính phủ hay giao cho HĐND của Thành phố quyết định hoặc còn dựa vào các nghị định.

Đối với Hà Nội, cần tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghệ số. Hà Nội có tiềm năng phát triển các ngành công nghệ cao như phần mềm, trò chơi điện tử, điện tử, viễn thông... Việc đầu tư vào các ngành này sẽ giúp tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cần tăng cường các hoạt động đổi mới sáng tạo và đưa các hoạt động đổi mới sáng tạo vào giảng dạy, nghiên cứu và triển khai, thực hành trên phạm vi rộng do Hà Nội có nhiều trường ĐH và viện nghiên cứu, cũng như một cộng đồng khởi nghiệp phát triển nhanh chóng.

Việc tăng cường đổi mới sáng tạo sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Hà Nội cũng cần nâng cao chất lượng đô thị, tập trung phát triển nền kinh tế xanh. Hà Nội cần có giải pháp đầu tư tăng cường giao thông công cộng, phát triển không gian xanh, quản lý chất lượng nước, phát triển đô thị thông minh và tăng cường quản lý chất lượng xây dựng. Có các giải pháp để tránh một số mặt trái khác của sự phát triển như ô nhiễm môi trường, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phát triển thiếu bền vững.

PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho rằng, theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, các thành phố sẽ thu hút được nhiều và hiệu quả các nguồn vốn đầu tư hơn nếu có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất và khẳng định được mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Việt Nam đặt mục tiêu đạt net-zero vào năm 2050, vì vậy, để có thể thu hút được vốn đầu tư hiệu quả, trúng đích, cần bổ sung mục thu hút vốn xã hội cho các chương trình, dự án hướng đến carbon thấp trong Luật Thủ đô.

Bên cạnh đó, về thu hút nhà đầu tư chiến lược trong đó có nhiều điều kiện ràng buộc ví dụ như: Chứng minh được năng lực về tài chính, năng lực quản trị, công nghệ và kinh nghiệm thực hiện thành công ít nhất một dự án tương tự…: nên mở rộng và tăng cơ hội đối với các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn lớn trong nước, các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, đặc biệt là đối với những dự án mới, chưa từng có tiền lệ mà không cần yêu cầu ràng buộc nêu trên.

Cần có thêm những quy định tạo điều kiện để người thân của các nhà đầu tư được sống, làm việc, học tập với những điều kiện tốt nhất ở Thủ đô. Điều này giúp cho Thủ đô trở thành nơi đặt trụ sở của các tập đoàn lớn ở trong nước, các tập đoàn đa quốc gia lớn từ nước ngoài để thu hút các nguồn lực mới, tạo hiệu ứng lan tỏa, trở thành đầu tàu kinh tế cho sự phát triển chung của vùng.

Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô Hà Nội
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật về Vùng Thủ đô
Cân nhắc kỹ hơn nội dung, diễn đạt để đảm bảo sự chặt chẽ, khả thi
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ngày 23/1, Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo) ban hành Công văn số 35/CV-BCĐTKNQ18 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động