Thứ năm 23/01/2025 13:49
Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cần sự thống nhất, đồng bộ về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, Luật Đất đai năm 2013 quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn đối với trường hợp thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì Khoản 4 Điều 30 cần thêm nội dung về Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.   Ảnh minh họa: Quốc Doanh
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ảnh minh họa: Quốc Doanh

Luật Thủ đô giúp Thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, trải qua thời gian thi hành Luật Thủ đô cho thấy đạo luật này đã góp phần quan trọng vào việc phát triển Hà Nội.

Qua 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Các chính sách, cơ chế quy định trong Luật đã góp phần giúp Thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Y tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như việc triển khai lập Chương trình phát triển đô thị còn chậm; còn thiếu giải pháp huy động nguồn lực trong cải tạo, chỉnh trang tại các khu vực đô thị cũ (về hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc, nhà ở…); việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại tại Thủ đô còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, không đạt mục tiêu đề ra; công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện đầy đủ, hoàn thành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi Luật Thủ đô để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước nhanh, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.

Cần làm rõ nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Góp ý vào Khoản 4 Điều 30, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, quy định các nguyên tắc như Khoản 4 Điều 30 khiến chúng ta chưa thấy được rõ ràng cơ chế đặc thù mà dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) dành cho Hà Nội trong quản lý và sử dụng đất. Hay nói cách khác, dường như nội dung về quản lý và sử dụng đất của Dự thảo Luật chưa thể chế hóa và làm nổi bật cơ chế đặc thù được thể hiện trong Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 20230, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy định về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Dự thảo Luật có nội hàm hẹp hơn quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Điều 61, Điều 62; từ Điều 74 - Điều 94 Luật Đất đai năm 2013. Các điều luật này của Luật Đất đai năm 2013 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng.

Như vậy, Luật Đất đai năm 2013 quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không chỉ trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà còn đối với trường hợp thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh. Hơn nữa, theo pháp luật đất đai hiện hành thì người bị thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng không chỉ được bồi thường mà còn được hỗ trợ, tái định cư.

Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật Đất đai năm 2013 và đảm bảo sự tương thích trong nội dung quy định của Khoản 4 Điều 30 thì “vế” đầu tiên của khoản này nên sửa đổi, bổ sung như sau: “Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn Thủ đô phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: …”.

Luật Thủ đô đã giúp cho Hà Nội có công cụ pháp luật riêng để tăng cường quản lý phát triển đô thị; tạo cơ chế để các ngành cùng tham gia với Hà Nội. Việc thực hiện các chính sách đặc thù theo quy định của Luật bước đầu đã giúp cho Thành phố chủ động trong quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý phát triển Thủ đô…
Phát triển bền vững về môi trường của Thủ đô
Thu hút nhiều chủ thể xây dựng, phát triển Thủ đô
Các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động