Thứ bảy 22/02/2025 06:11

Chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/02/2025 về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu.
Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời, chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời, chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường. Ảnh: doanhnghiepkinhtexanh.vn

Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Tập đoàn.

Theo nội dung Công điện, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đẩy mạnh xuất khẩu và chuỗi bễn vững đáp ứng các quy định, chính sách xanh của EU và các cam kết phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và biến đổi khí hậu của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp chủ động tổ chức triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, trong đó tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Bộ trưởng Bộ Công Thương

a) Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định, tiêu chuẩn phù hợp các cam kết, quy định, tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn; tập trung ưu tiên nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn liên quan kinh tế tuần hoàn, thiết kế sinh thái, quản lý hóa chất độc hại, quản lý chất thải và các quy định về hàm lượng tái chế đối với một số vật liệu đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.

b) Tập trung hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi xanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng tái tạo…

c) Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng nghiên cứu và phát triển các nguyên, nhiên vật liệu mới, tái chế, tái tạo; các hóa chất xanh, thân thiện môi trường nhằm tạo ra các sản phẩm bền vững.

d) Xây dựng, hỗ trợ các hoạt động chứng nhận, dán nhãn sinh thái đối với các sản phẩm bền vững đáp ứng yêu cầu thị trường và các quy định quốc tế; thúc đẩy xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ xanh nhằm kết nối cung cầu các sản phẩm bền vững, các sản phẩm được dán nhãn sinh thái; thúc đẩy liên kết bền vững giữa các bên trong chuỗi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi bền vững trong nước và toàn cầu.

đ) Nâng cao năng lực, đào tạo phổ biến các quy định chính sách pháp luật trong nước và quốc tế; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng báo cáo phát triển bền vững, thực hiện quản trị môi trường xã hội đáp ứng yêu cầu quốc tế về báo cáo thông tin liên quan đến môi trường, phát thải khí nhà kính, các quy định, thủ tục quốc tế về khai báo, thông tin về các yếu tố "xanh, bền vững, hữu cơ" của sản phẩm; các quy định về hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số.

e) Rà soát, nghiên cứu các chính sách xanh tại Thỏa thuận xanh Châu Âu để kịp thời phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; tổ chức triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện và triển khai các chính sách, quy định về quản lý chất thải, các quy định thu hồi đối với các sản phẩm thải bỏ, hết hạn sử dụng; các quy định nhằm hạn chế loại bỏ chất thải độc hại trong các sản phẩm…trong các lĩnh vực ngành chịu tác động lớn từ chính sách xanh của EU.

b) Đẩy mạnh tổ chức triển khai các chính sách, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất EPR, thúc đẩy áp dụng các giải pháp phân loại rác tại nguồn, tăng cường thu gom, thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

c) Tăng cường triển khai các chính sách, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, thúc đẩy áp dụng giải pháp phân loại rác tại nguồn, tăng cường thu gom, thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành rà soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng gắn yếu tố xanh, tuần hoàn, bền vững đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế theo thẩm quyền.

b) Chú trọng xây dựng và triển khai các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới ứng dụng các công nghệ, sử dụng nguyên nhiên vật liệu mới, tái chế, tái tạo góp phần thúc đẩy thu hồi, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành khác

a) Tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các văn bản chính sách pháp luật hiện hành về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

b) Chú trọng công tác rà soát, đánh giá các quy định, chính sách xanh của EU, các quốc gia và khu vực quốc tế trong các lĩnh vực ngành được giao nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp, hành động hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định theo hướng gắn kết các yếu tố xanh bền vững; nguyên tắc về kinh tế tuần hoàn.

c) Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, hoạt động liên quan thu hồi, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy phát triển các nguyên vật liệu, sản phẩm, công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng tái tạo; sử dụng bền vững hiệu quả tài nguyên, các sản phẩm có thể nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, tái sử dụng và tái chế.

d) Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, chính sách xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong các lĩnh vực ngành thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của các Bộ.

đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các mô hình bền vững về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm bền vững, sản phẩm được dán nhãn sinh thái.

Bộ trưởng Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư

a) Ưu tiên triển khai các giải pháp, bố trí và huy động nguồn lực phù hợp trong việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

b) Nghiên cứu, đánh giá các công cụ tài chính xanh của EU nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh, thực hành sản xuất kinh doanh, thương mại và xuất khẩu bền vững đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và quy định chính sách xanh, phát triển bền vững.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Đẩy mạnh tổ chức triển khai các chính sách, kế hoạch hành động của địa phương về sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng trưởng xanh, trong đó ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, hành động thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, thu hồi, tái sử dụng tái chế chất thải, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đổi mới ứng dụng công nghệ, áp dụng các mô hình bền vững, tuần hoàn…

b) Phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp trong việc triển khai các chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch về kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Tập đoàn

a) Các Hiệp hội ngành hàng chủ động cập nhật, nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu để đề xuất các cơ quan chức năng có các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời; tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin, kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững đáp ứng yêu cầu thực tiễn, các quy định chính sách xanh của EU.

b) Các Tập đoàn, Tổng công ty chú trọng xây dựng tiêu chí và nội dung về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn trong các chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển của doanh nghiệp; hợp tác với các Bộ, ngành địa phương xây dựng, triển khai các sáng kiến về kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững; ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu thị trường và các quy định pháp luật hiện hành… Đào tạo nâng cao năng lực, khuyến khích các sáng kiến, phong trào thi đua nội bộ và thực hành sản xuất kinh doanh bền vững; tăng cường liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với các bên nhằm thúc đẩy chuỗi bền vững, tuần hoàn.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện

Quy định trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 04/2025/TT-BCT quy định trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Giải thưởng “Bền đam mê” của nhãn hàng Number One có điều gì đặc biệt?

Giải thưởng “Bền đam mê” của nhãn hàng Number One có điều gì đặc biệt?

Tiếp nối hành trình tiếp năng lượng của mình, Number One đã mang đến một giải thưởng hoàn toàn mới mang tên “Bền đam mê” với thông điệp “Tiếp năng lượng – Bền đam mê”. Khác với những giải thưởng thông thường, đây không chỉ là giải thưởng tôn vinh khoảnh khắc thành công của mỗi cá nhân mà còn là sự ghi nhận hành trình nỗ lực bền bỉ của họ.
Thông tin từ Bộ Tài chính về việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm

Thông tin từ Bộ Tài chính về việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm

Liên quan đến việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm như hiện hành.
Giá vàng hôm nay 22/2/2025: vàng giảm nhưng đã thiết lập tuần tăng thứ 8 liên tiếp

Giá vàng hôm nay 22/2/2025: vàng giảm nhưng đã thiết lập tuần tăng thứ 8 liên tiếp

Giá vàng thế giới giảm từ mức cao kỷ lục vào thứ Sáu, nhưng đã thiết lập tuần tăng thứ 8 liên tiếp, khi mối đe dọa áp thêm thuế quan thương mại từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.
Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha NVX tháng 2/2025

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha NVX tháng 2/2025

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha NVX mới nhất tháng 2/2025 tại các đại lý trên cả nước...
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 21/2/2025 - XSMT 21/2 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 21/2/2025 - XSMT 21/2 - KQXSMT

XSMT 21/2/2025. XSMT. KQXSMT 21/2/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 21/2/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 21/2. XSMT 21/2. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung thứ Sáu. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Các doanh nghiệp cần kiểm soát rủi ro dòng tiền, nợ đáo hạn

Các doanh nghiệp cần kiểm soát rủi ro dòng tiền, nợ đáo hạn

Tại phiên Đối thoại cấp cao tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân với chủ đề: “Phát triển bền vững thị trường bất động sản, đóng góp hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong kỷ nguyên mới”, các chuyên gia đã cùng phân tích, đánh giá, thảo luận về mức độ phục hồi của thị trường bất động sản, nhận diện cơ hội của các DN trong chu kỳ tăng trưởng mới.
Dự án duy nhất tại Thủ đô hưởng trọn cú hích “khủng” từ 2 hạ tầng trọng điểm quốc gia

Dự án duy nhất tại Thủ đô hưởng trọn cú hích “khủng” từ 2 hạ tầng trọng điểm quốc gia

Là dự án duy nhất sở hữu Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia quy mô Top 10 thế giới và có vị trí kế cận cây cầu nghìn tỷ Tứ Liên chuẩn bị khởi công, Đại đô thị Expo đầu tiên của Việt Nam - Vinhomes Global Gate nắm giữ lợi thế vô song trên thị trường BĐS.
Ưu đãi tiền tỷ cho khách hàng mua nhà The Beverly đầu năm mới

Ưu đãi tiền tỷ cho khách hàng mua nhà The Beverly đầu năm mới

Bước sang năm mới 2025, Vinhomes đưa ra hàng loạt chính sách hấp dẫn dành riêng cho quỹ căn giới hạn The Beverly giúp người mua lời tiền tỷ khi sở hữu nhà sang tại đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức).
Thị trường chứng khoán ngày 21/2: diễn biến khá “lình xình” trước mốc kháng cự 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 21/2: diễn biến khá “lình xình” trước mốc kháng cự 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay diễn biến khá “lình xình” trước mốc kháng cự 1.300 điểm. Nhà đầu tư vẫn còn nhiều “nghi ngại” trước mốc này do đó, dòng tiền vào thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua. Chốt phiên giao dịch ngày 21/2, VN-Index tăng 3,77 điểm lên 1.296,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 740,5 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 15.937 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán ngày 20/2: cổ phiếu khoáng sản bứt phá trở lại

Thị trường chứng khoán ngày 20/2: cổ phiếu khoáng sản bứt phá trở lại

Dù có sự phân hóa mạnh nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng giá mạnh. NVL bất ngờ được kéo lên mức giá trần trong bối cảnh nhiều cổ phiếu bất động sản khác điều chỉnh.
Thị trường chứng khoán ngày 19/2: sự tích cực của dòng tiền tìm đến nhóm bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 19/2: sự tích cực của dòng tiền tìm đến nhóm bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 19/2 giao dịch tích cực khi dòng tiền tìm đến nhóm bất động sản. Nhờ đó, VN-Index tăng mạnh và áp sát mốc 1.290 điểm.
Mazda 6e – mẫu xe điện hoàn toàn mới sắp ra mắt tại Đông Nam Á

Mazda 6e – mẫu xe điện hoàn toàn mới sắp ra mắt tại Đông Nam Á

Mazda 6e – mẫu sedan điện hoàn toàn mới của Mazda, sẽ chính thức ra mắt tại Thái Lan vào cuối năm 2025. Đây là phiên bản dành cho thị trường châu Âu của Mazda EZ-6, mẫu xe đã gây chú ý tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024.
Apple sắp cho ra mắt dòng iPhone giá rẻ

Apple sắp cho ra mắt dòng iPhone giá rẻ

Apple công bố iPhone 16e, mẫu iPhone giá rẻ với chip A18 thế hệ mới, camera sáng tạo và tích hợp Apple Intelligence (AI). Sản phẩm dự kiến lên kệ từ ngày 28/2, với giá khởi điểm 599 USD, rẻ hơn 200 USD so với iPhone tiêu chuẩn.
Thanh toán xuyên biên giới: xu hướng phát triển tất yếu trong kỷ nguyên số hóa

Thanh toán xuyên biên giới: xu hướng phát triển tất yếu trong kỷ nguyên số hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thanh toán xuyên biên giới nổi lên như một trụ cột quan trọng, kết nối các nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động