Thứ năm 23/01/2025 05:13

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về an toàn thực phẩm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
An toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề thời sự được toàn xã hội quan tâm, bởi có những tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tính mạng của người dân. Do đó, bên cạnh những nỗ lực trong quản lý, kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, mỗi người cũng cần nâng cao nhận thức, có trách nhiệm chung trong đảm bảo VSATTP.
Ảnh minh họa
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Ảnh: PV

Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, các biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất đến chế biến bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng. Nhằm đảm bảo cho thực phẩm tươi sạch và an toàn không gây hại cho sức khỏe tính mạng người tiêu dùng.

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh chống lại các nguy cơ bệnh tật. Giúp con người hoạt động và làm việc tốt, như vậy nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo hợp vệ sinh thì sức khỏe con người sẽ bị đe dọa đến tính mạng. Công tác bảo đảm ATTP đã có những chuyển biến rõ rệt, tích cực, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm ATTP trong hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều; tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội, thực thi pháp luật còn yếu.

Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền về ATTP còn có phần hạn chế. Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Trung ương chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2024 là: Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất , sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rượu, rau, thịt, thủy sản an toàn: nói không với sử dụng với hóa chất, cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, chất cấm trong chăn nuôi. Thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, thủy sản tươi sống. vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, các biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất đến chế biến bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng. Nhằm đảm bảo cho thực phẩm tươi sạch và an toàn không gây hại cho sức khỏe tính mạng người tiêu dùng.

Vì vậy an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, liên quan đến thực phẩm như: Phòng công thương phòng nông nghiệp, phòng thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, Y tế, người tiêu dùng... ATVSTP không những chỉ ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển giống nòi, mà còn tác động đến quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại, du lịch.

Vì vậy mỗi người dân chúng ta đều phải nhận thức được tầm quan trọng của việc VSATTP sạch và an toàn mang lại sức khỏe cho con người, song bên cạnh không ít người đã vì lợi nhuận cố ý sử dụng như cồn công nghiệp, chất phụ gia, chất cấm trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ hóa chất thực vật khi phun thuốc vượt quá giới han cho phép đã mang ra chợ bán, thực phẩm từ súc vật ốm, chết, thịt ôi thiu.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về An toàn thực phẩm

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 71/KH-UBND về việc tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm năm 2024.

Theo đó, ThP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác ATTP; phổ biến kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về an toàn thực phẩm cho người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng Thành phố nhằm hạn chế các vụ ngộ độc và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thành phố chú trọng tuyên truyền về thực trạng công tác ATTP và công tác triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố; đồng thời, tuyên truyền các tấm gương điển hình của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân làm tốt công tác bảo đảm ATTP, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn…

Công tác an toàn thực phẩm được tuyên truyền qua các hình thức như trên báo chí; Cổng Thông tin điện tử Hà Nội; cổng hoặc trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; hệ thống thông tin cơ sở; trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền cổ động trực quan…

Thành phố giao các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch. Các cơ quan, đơn vị chủ động cung cấp thông tin về công tác triển khai trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị.

UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền công tác triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm trong các nhóm dân cư, phát huy các kênh thông tin cơ sở tại thôn, tổ dân phố (mạng xã hội, loa nội bộ, bảng tin công cộng…); vận động, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; thông tin gương người tốt-việc tốt, điển hình tiên tiến, cách làm hay trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

Các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội chủ động thông tin công tác quản lý, triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm; về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm; ghi nhận, phản ánh công tác xử lý các hành vi vi phạm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (tin, bài, phóng sự, megastory, video clip…) về việc đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm, dịp Tết và mùa lễ hội năm 2024.

Thông qua tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm; tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP đối với việc bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của TP.

5 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 5 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Duy trì đánh giá mô hình điểm Bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn thực phẩm Duy trì đánh giá mô hình điểm Bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn thực phẩm
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động