Thứ năm 23/01/2025 13:58

Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về cư trú thay thế sổ hộ khẩu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 28/12, Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội ban hành​​ Văn bản số gửi các cơ quan ban ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã TP Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về cư trú thay thế sổ hộ khẩu
Từ ngày 1/1/2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ không còn giá trị nữa theo quy định của Luật Cư trú năm 2020.

Ngày 28/12, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội đã ký văn bản gửi các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thành phố; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện, thị xã về việc đẩy mạnh tuyên truyền giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn Thủ đô hiểu rõ các giấy tờ nộp, xuất trình thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công từ ngày 01/01/2023 theo quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền.

Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ từ ngày 01/01/2023 bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú, kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2021), sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật Cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Theo khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công như sau: Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp thành phố.

Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp thành phố đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu trên, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.

Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương mình tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền; chú trọng giờ cao điểm tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, loa trong các khu nhà chung cư,..; đẩy mạnh tuyên truyền trên Cổng/Trang thông tin điện tử, các hình thức tuyên truyền trực quan, qua mạng xã hội và các hình thức khác phù hợp.

Các cơ quan, đơn vị, ngành thành phố, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ và triển khai thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được sửa đổi, bổ sung, đẩy mạnh tuyên truyền giấy tờ nộp, xuất trình thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.

Thủ tục thay đổi nơi cư trú ra sao sau khi Thủ tục thay đổi nơi cư trú ra sao sau khi "khai tử" sổ hộ khẩu giấy?

Ngày 1/1/2023 tới đây, sổ hộ khẩu giấy chính thức không còn giá trị sử dụng theo quy định của Luật Cư trú 2020. Trước ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động