Thứ năm 23/01/2025 11:08

Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội: Thành phố đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 ha

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Được biết, UBND TP Hà Nội đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 ha tại các khu công nghiệp để phục vụ cho việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô. Ông Nguyễn Đức Hùng, cho biết, định hướng đối với việc sử dụng quỹ đất sau khi di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài, sẽ là ưu tiên xây dựng các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị
Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội: Thành phố đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 ha
PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội – một đối tác địa phương của dự án khẳng định: “Tái thiết đô thị không đơn giản là việc xây mới trên nền các công trình cũ. Đó là cả một quá trình tác động vào đô thị và nó được gắn kết, có những mối quan hệ phức tạp với các lĩnh vực xã hội khác nhau

Tọa đàm với chủ đề “Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội - Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về di sản công nghiệp" được tổ chức vừa qua tại Hà Nội là một hoạt động trong khuôn khổ của dự án “Tái thiết di sản công nghiệp” được hỗ trợ bởi Viện Văn hóa Quốc gia Châu Âu (EUNIC). Chương trình chi tiết của Tọa đàm được đính kèm theo Thông tin báo chí này.

Dự án “Tái thiết di sản công nghiệp” nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa các thành viên EUNIC và các đối tác Việt Nam trong việc chuyển đổi các di sản công nghiệp thành các không gian văn hóa và sáng tạo tại Hà Nội. Dự án nhấn mạnh vào việc chia sẻ kiến ​​thức, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình đã được thực hiện thành công ở các nước thành viên EUNIC.

Các mô hình này sẽ là cơ sở để các đối tác Việt Nam tham khảo, vận dụng xây dựng mô hình chuyển đổi phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam. Những bên tham gia hy vọng dự án sẽ đóng góp vào tiến trình bảo tồn các nhà máy cũ như là di sản công nghiệp của thành phố, chuyển đổi chúng thành các không gian văn hóa, sáng tạo nhằm góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội – một đối tác địa phương của dự án khẳng định: “Tái thiết đô thị không đơn giản là việc xây mới trên nền các công trình cũ. Đó là cả một quá trình tác động vào đô thị và nó được gắn kết, có những mối quan hệ phức tạp với các lĩnh vực xã hội khác nhau.

Với truyền thống đào tạo và kinh nghiệm lâu năm trong hợp tác quốc tế nghiên cứu về di sản và tái thiết đô thị, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đặc biệt quan tâm tới chủ đề của Toạ đàm. Trong bối cảnh Luật Kiến trúc đã có hiệu lực và bắt đầu đi vào cuộc sống, việc thực hiện một cách tiếp cận mới để nhận diện giá trị di sản, kiến trúc và văn hoá của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong thành phố sẽ cung cấp được các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tái thiết đô thị từ không gian sau di dời của các cơ sở công nghiệp.

Cần có cách tiếp cận mới để nhận diện các giá trị di sản, kiến trúc và văn hoá để lại từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, qua đó cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tái thiết đô thị từ không gian sau di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp để phát huy các giá trị kinh tế, văn hóa phù hợp”.

Ông Thierry Vergon, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội, là đại diện của EUNIC trong dự án này cho biết: “Xã hội đang quan tâm đến việc đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp vào nỗ lực bảo tồn di sản bởi không chỉ giàu có về mặt kiến trúc, các cơ sở công nghiệp này đã hình thành nên ký ức quan trọng trong tiến trình xây dựng không gian đô thị của chúng ta, bản sắc của chúng ta và lịch sử của những người lao động, người dân quanh khu vực mà cơ sở công nghiệp đó tồn tại.

Rất nhiều ví dụ thành công tại Châu Âu và trên thế giới đã cho thấy việc chuyển đổi các cơ sở công nghiệp cũ thành không gian văn hóa, nuôi dưỡng sáng tạo là mô hình có tính đạo đức bởi các dự án chuyển đổi này luôn mang đến tác động tích cực cho các vùng lân cận và được người dân đánh giá là yếu tố giúp cải thiện môi trường sống của họ. Tôi tin rằng tọa đàm này được tổ chức đúng lúc, góp phần nâng cao nhận thức của những nhà hoạch định, trong thời điểm sẽ có sự di dời hàng loạt các cơ sở công nghiệp tại Hà Nội trong những năm tới”.

Tọa đàm lần này có sự tham gia của các diễn giả là những nhà quản lý, chủ của những không gian sáng tạo được chuyển đổi từ nhà máy cũ, các kiến trúc sư nổi tiếng của Việt Nam và các quốc gia châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha.

Thông qua chia sẻ cùng những phần thảo luận của họ sẽ mang đến cho người tham gia những thông tin thú vị cùng góc nhìn đa chiều về thực trạng di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội; kinh nghiệm quốc tế về tái thiết không gian công nghiệp và đặc biệt là những gợi mở quan trọng cho câu hỏi “tương lai nào cho các không gian cơ sở sản xuất công nghiệp tại Hà Nội sau di dời?”

Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hà Nội: Thành phố đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 ha
Theo Kiến trúc sư Nguyễn Thái Huyền - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô Hà Nội thuộc diện di rời (khoảng 113 cơ sở) sau năm 2020, ngoài Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có diện tích khoảng 27 ha, còn lại đa số có qui mô diện tích khá nhỏ (bình quân khoảng trên 0,3ha/cơ sở), trong đó có các cơ sở có không gian, kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, rất cần nghiên cứu để tái thiết nhằm phát huy các giá trị văn hóa, kinh tế và xã hội

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (HUPI), một trong số các diễn giả tham dự tọa đàm nhận định: “Công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành đô thị. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, các cơ sở công nghiệp hiện hữu đã, đang, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường- ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và cản trở phát triển đô thị. Do vậy, việc di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết và cấp bách.

Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị. Những công trình xây dựng có giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc cần được thực hiện bảo tồn, phục chế tôn tạo theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Ưu tiên sử dụng các công trình này cho các mục đích công cộng”.

Ông Lê Quang Bình, điều phối viên của mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống cho biết, việc chuyển các nhà máy cũ thành không gian sáng tạo sẽ cung cấp thêm không gian công cộng cho người dân Hà Nội, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị. Nó tạo ra cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa, là nơi ươm các start-up của giới làm sáng tạo.

Các không gian sáng tạo chuyển đổi từ các khu công nghiệp có diện tích lớn, là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, nhà nước cần đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý cho sự chuyển đổi, đầu tư vào việc chuyển đổi, và có chính sách khuyến khích các thành phần khác tham gia vào việc chuyển đổi này.

Được biết, UBND TP Hà Nội đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450 ha tại các khu công nghiệp để phục vụ cho việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô. Ông Nguyễn Đức Hùng, cho biết, định hướng đối với việc sử dụng quỹ đất sau khi di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài, sẽ là ưu tiên xây dựng các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, không làm tăng chất thải, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội - kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có không gian, kiến trúc có giá trị về lịch sử, văn hóa, sẽ được nghiên cứu để thực hiện bảo tồn, tôn tạo.

Theo Kiến trúc sư Nguyễn Thái Huyền - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô Hà Nội thuộc diện di rời (khoảng 113 cơ sở) sau năm 2020, ngoài Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có diện tích khoảng 27 ha, còn lại đa số có qui mô diện tích khá nhỏ (bình quân khoảng trên 0,3ha/cơ sở), trong đó có các cơ sở có không gian, kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử, rất cần nghiên cứu để tái thiết nhằm phát huy các giá trị văn hóa, kinh tế và xã hội.

Chẳng hạn như, quỹ đất tại Nhà máy Bia Hà Nội, Diêm Thống Nhất, Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm… cần nghiên cứu để chuyển đổi theo hướng gìn giữ các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, phát triển các không gian có tính sáng tạo... để phục vụ cho các mục đích công cộng.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thái Huyền, qua công tác nghiên cứu, khảo sát cho thấy, việc di rời các cơ sở SXCN khỏi nội đô Hà Nội cũng là bài toán khá phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, đơn vị, trong khi vai trò của các bên thực hiện việc di rời thì vẫn chưa rõ ràng, khiến lộ trình diễn ra chậm.

Ông Lê Quang Bình phân tích thêm, các không gian sáng tạo từ chuyển đổi cơ sở sản xuất công nghiệp có diện tích lớn, có thể sử dụng làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. Nhà nước cần có hành lang pháp lý cho việc đầu tư chuyển đổi không gian từ các cơ sở sản xuất công nghiệp được di dời.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động