Thứ tư 16/04/2025 21:33
Thanh Hoá:

Di tích quốc gia động Hồ Công bị xâm hại nghiêm trọng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau khi chứng kiến việc nhiều người tự ý đưa vật liệu vào di tích quốc gia động Hồ Công để tu sửa, xây dựng, phát hiện trong động xuất hiện nhiều pho tượng lạ. Một người dân tại huyện Vĩnh Lộc đã phản ánh đến các cơ quan chức năng.
Toàn cảnh động Hồ Công nhìn từ trên cao
Toàn cảnh động Hồ Công nhìn từ trên cao

Ngày 15/3, ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Thanh Hóa, đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc yêu cầu khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND xã Ninh Khang, sư trụ trì chùa Thông, dừng ngay các hoạt động xây dựng, cải tạo trong khu vực di tích quốc gia động Hồ Công.

Văn bản yêu cầu tháo dỡ các bục, bệ đã xây, ốp gạch men; di chuyển, đưa toàn bộ hệ thống tượng, bát hương, di vật ra khỏi động Hồ Công, trả lại nguyên trạng mặt bằng, cảnh quan, không gian của di tích trong ngày 17/3.

Làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc tự ý xây dựng, đưa tượng, di vật... vào động Hồ Công khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả xử lý và đề xuất, kiến nghị đối với những nội dung vượt thẩm quyền trước ngày 25/3.

Văn bản giao Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa (thuộc Sở VH-TT&DL), căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn các phòng, ban, chức năng của UBND huyện Vĩnh Lộc và UBND xã Ninh Khang, sư trụ trì chùa Thông trong việc khắc phục sai phạm tại di tích động Hồ Công, báo cáo những nội dung vượt thẩm quyền.

Hiện tại các pho tượng đã được di rời và các công trình xâm hại đến di tích đã được phá dỡ (ảnh sáng 16/3)
Hiện tại các pho tượng đã được di dời và các công trình xâm hại đến di tích đang được khẩn trương phá dỡ (ảnh chụp sáng 16/3)

Sáng 16/3, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL Thanh Hoá đã phối hợp cùng UBND huyện Vĩnh Lộc tiến hành kiểm tra và yêu cầu tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm.

Ông Lữ Minh Thư, bí thư huyện Vĩnh Lộc trao đổi với báo chí
Ông Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc trao đổi với báo chí

Ông Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc cho biết, bước đầu đã xác định người chỉ đạo tác động làm ảnh hưởng đến di tích động Hồ Công. Hiện, địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng để tiến hành di chuyển các pho tượng, phá dỡ các bục, bệ đã xây, đưa toàn bộ hộ thống bát hương, di vật ra khỏi động... hoàn trả lại theo nguyên trạng ban đầu của di tích.

Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc sở Văn hoá thể thao và du lịch Thanh Hoá đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm
Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Thanh Hoá yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan

Theo ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Thanh Hoá cần làm rõ ai là người đã chỉ đạo tu sửa và cải tạo làm xâm hại đến quần thế di tích này để xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và xử lý, kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích động Hồ Công. Đây cũng là bài học cho huyện Vĩnh Lộc và các địa phương khác trong công tác quản lý và bảo vệ các quần thể di tích.

Động Hồ Công được sách Đại Nam nhất thống chí mệnh danh là động đẹp nhất trong 36 động ở nước Nam, nơi còn lưu giữ rất nhiều bài thơ được khắc trên vách đá của vua Lê, chúa Trịnh và nhiều danh sĩ nước Nam.

Động Hồ Công nằm giữa ngọn núi Xuân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), cách Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam.

Di tích quốc gia động Hồ Công bị xâm hại nghiêm trọng
"Thanh kỳ khả ái" - 4 từ bằng chữ Hán tạc vào tảng đá trên đường lên động Hồ Công. Trong nhiều ghi chép và bản dịch, đây là bút tích của vua Lê Thánh Tông

Động dài khoảng 45 m, rộng 23 m, cửa hình vòm. Từ cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt tứ phía để ngắm núi sông, ruộng đồng, làng mạc… và có thể dễ dàng nhìn thấy núi Tiến Sĩ với hình dáng một nhà nho áo mũ chỉnh tề đang ngồi suy tư đọc sách.

Muốn đặt chân lên động, du khách phải đi qua chùa Thông, ngôi chùa cổ hơn 700 năm, tương truyền là nơi tu ẩn của công chúa Du Anh thời nhà Lý, nên còn được gọi là chùa Du Anh. Hai bên đường lên động, những khối đá xanh trầm tích xếp chồng lên nhau trông rất cổ kính và trầm mặc, tạo cho động có một vẻ đẹp kỳ bí mê hoặc lòng người.

Phía trong động có những khối thạch nhũ rủ xuống từ trần và vách động, mỗi khối mang một dáng vẻ khác nhau, trông giống như những bức tượng được tạc từ bàn tay của các nghệ nhân tài hoa.

Kỳ 3: Lạ lùng “sáng kiến” điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử
Trách nhiệm bảo vệ di sản là của toàn dân
Hoàn thiện thủ tục di dân trả lại hiện trạng di tích
Siết chặt quản lý di vật, hiện vật, xây dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa
Huy Hoàng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Nữ sinh Hà Nội giỏi lịch sử, là phiên dịch viên 3 ngôn ngữ

Em Nguyễn Ý Trân - học sinh lớp 12 AE1, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) là phiên dịch viên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung; trở thành đại biểu Chương trình Giao lưu thanh niên sinh viên Nhật Bản - Đông Á năm 2022…
"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

"Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 1513/ BVHTTDL-VHCSGĐTV về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30/6, mang chủ đề truyền thông “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!
Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Hình ảnh giản dị, đẹp đẽ của nhà văn, nhà báo cách mạng Ngô Tất Tố

Trong mắt con cái, cụ Ngô Tất Tố là người cha nghiêm khắc, thức thời, luôn dạy các con sống đẹp và đi theo cách mạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động