Thứ sáu 24/01/2025 05:41
Đoàn luật sư Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đóng góp nhiều ý kiến thiết thực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 21/8, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đoàn luật sư Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Chủ nhiệm đoàn luật sư Thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Tham dự hội thảo có luật sư Đào Ngọc Chuyền, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội; luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội; Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội, cùng hơn 30 luật sư thuộc đoàn luật sư tham gia.

Phát biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị, luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phân cấp phân quyền rất nhiều, có nhiều điều mang tính đặc thù, phải ban hành rất nhiều nghị quyết, quyết định.

Góp ý vào các điều luật cụ thể, ông Nguyễn Hồng Tuyến cho rằng, ông đồng ý phương án 2 tại Điều 10, điểm a khoản 1. Các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm an toàn xã hội, đồng ý phương án 1. Tại Điều 42, ông đồng ý phương án 2,…

Đoàn luật sư Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội phát biểu góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cùng góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), luật sư Mai Bích Ngân, Giám đốc Công ty Luật TNHH Anh Trí Việt cho biết, bà đồng tình với quan điểm của ông Tuyến. Tại Điều 10, bà đồng ý với phương án 2 tại điểm a Điều 10: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Sở An toàn thực phẩm; Đội quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã và một số cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã.

Tại Điều 21, luật sư Ngân đồng tình với tinh thần của điều luật về các biện pháp bảo đảm quy hoạch, tuy nhiên, cũng cần cân nhắc rất cụ thể tính hợp lý của việc di dời các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu nội đô lịch sử, khu vực đô thị trung tâm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An góp ý về khoản 5 Điều 30 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có quy định giao trách nhiệm quản lý, khai thác quỹ đất của Thủ đô cho một hoặc nhiều doanh nghiệp chưa phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 hiện hành. Bởi lẽ, đất đai từ trước tới nay do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, đồng thời Nhà nước quản lý mọi mặt của đất đai, trong đó có xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất.

Đoàn luật sư Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo phát biểu góp ý tại hội thảo.

Do vậy, luật sư Hảo đề xuất chỉnh sửa khoản 5 Điều 30 nội dung: “UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm giao cho tổ chức quản lý quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi và Nghị định của Chính phủ”.

Về điểm c khoản 6 Điều 30, luật sư Hảo cho rằng nên sửa đổi thành “UBND TP Hà Nội ban hành thời gian cho thuê đối với quỹ đất công ích dựa trên đề xuất của UBND xã, phường, thị trấn theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, phê duyệt”.

Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và Cộng sự cho biết, trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý, sử dụng đất, nhất là sử dụng cho công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội, văn hóa, tôn giáo, công trình công cộng phục vụ cộng đồng dân cư còn có những bất cập nhất định.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bất cập này, không thể không kể đến giá đền bù. Thực tế, giá đền bù thường thấp hơn so với giá thị trường. Hiện nay, vẫn tồn tại cơ chế hai giá trong việc tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng và hạch toán chi phí đất đai đầu vào đã dẫn tới nhiều khó khăn, mâu thuẫn trong công tác bồi thường, thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

“Việc quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo lấy ý kiến cộng đồng. Điều này cần phải được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô và đảm bảo thực hiện trên thực tế. Việc làm này còn đảm bảo tính dân chủ và minh bạch trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai”, luật sư Ngọc Lan nhấn mạnh.

Phân quyền cho Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng Phân quyền cho Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng

PGS.TS Nguyễn Thị Nga, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, việc phân quyền cho TP Hà Nội thẩm quyền chấp thuận, quyết định và ...

Bài, ảnh: Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động