Thứ năm 23/01/2025 11:15

Hà Nội: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút hành khách đến với vận tải công cộng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, để nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô, thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ tập trung rà soát mạng lưới, đánh giá hiệu quả các tuyến xe buýt để có điều chỉnh cho phù hợp, tăng khả năng tiếp cận của người dân. Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu, đề xuất TP những tuyến đường có thể mở làn đường riêng cho xe buýt để bảo đảm thời gian di chuyển...
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, chất lượng dịch vụ vận tải công cộng đã được cải thiện (tăng số lượng tuyến, tăng số lượng phương tiện, mở rộng vùng phục vụ). Cùng với đó, TP Hà Nội cũng có thêm loại hình xe buýt điện chất lượng cao, qua đó thu hút thêm người dân sử dụng dịch vụ.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, chất lượng dịch vụ vận tải công cộng đã được cải thiện Cùng với đó, TP Hà Nội cũng có thêm loại hình xe buýt điện chất lượng cao, qua đó thu hút thêm người dân sử dụng dịch vụ.

Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, hiện trên địa bàn Hà Nội có 11 đơn vị vận hành xe buýt có trợ giá, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đang dần phục hồi, tuy nhiên còn chậm và chưa đạt được như kỳ vọng.

Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông công cộng TP Hà Nội cho biết, trong năm 2022, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đạt 340 triệu lượt hành khách, chỉ bằng khoảng 60% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19.

“Năm 2022, Hà Nội đặt mục tiêu cho vận tải hành khách công cộng phải giải quyết được 21,5 - 23% nhu cầu đi lại của Nhân dân nhưng thực tế chỉ đạt được 18%” , ông Thái Hồ Phương thông tin.

Theo ông Thái Hồ Phương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chất lượng dịch vụ xe buýt chưa được đảm bảo, chưa đủ hấp hẫn với số đông hành khách. Hoạt động của xe buýt vẫn thường xuyên chịu ảnh hưởng do tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong khung giờ cao điểm. Bên cạnh đó, lượng phương tiện cũ, đã sử dụng từ 9 - 10 năm vẫn chiếm hơn 10% tổng số xe buýt của Hà Nội, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung.

Đối với người dân, việc tiếp cận xe buýt còn khá khó khăn ở nhiều nơi. Một số đoạn tuyến vỉa hè không đủ rộng để lắp đặt nhà chờ, thậm chí còn không có cả vỉa hè để lắp đặt điểm dừng. Hạ tầng xe buýt bị xâm phạm, biến thành điểm bán hàng rong, dừng đỗ xe... ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận hành của xe buýt và an toàn của hành khách khi đi xe. Tính ổn định của hạ tầng xe buýt không được đảm bảo, trong tổng số 127 điểm đầu cuối có tới 96 vị trí (75,6%) đang đặt tại lề đường, bãi trống.

“Trong khi đó, hạ tầng dành riêng cho xe buýt là yếu tố có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến sản lượng khách. Hiện nay ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, khiến thời gian, lộ trình vận hành của xe buýt kéo dài, chậm trễ. Thời gian đi lại quá dài là nguyên nhân lớn khiến người dân quay lưng với xe buýt”, ông Thái Hồ Phương cho biết.

Để nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) Nguyễn Tuyển cho hay, thời gian tới Sở sẽ tập trung vào một số giải pháp chính như: Rà soát mạng lưới, đánh giá hiệu quả các tuyến xem tuyến nào cần phải điều chỉnh; Tiếp tục tăng khả năng tiếp cận của xe buýt. Những khu vực chưa có xe buýt tiếp cận sẽ có thể mở mới hoặc điều chỉnh.

Bên cạnh đó là rà soát kết nối với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, kết nối từ không gian, thời gian, thông tin; tổ chức hoạt động vận tải để các loại hình hỗ trợ nhau, cùng thu hút người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng, từ phương tiện sức chứa lớn, sức chứa nhỏ, metro, minibus, taxi, xe hai bánh…

Theo ông Nguyễn Tuyển, Sở GTVT Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất TP những chỗ nào mở làn đường riêng cho xe buýt. “Giả sử đến năm 2025, để đáp ứng được tỷ lệ 30 - 35% lượng hành khách sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, tại sao lại không ưu tiên 1 làn cho phương tiện vận tải hành khách công cộng ở những tuyến đường có 3 làn", ông Tuyển đề xuất.

Mặt khác cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ nâng cao chất lượng, kết nối, tăng cường thông tin cho hành khách, phát triển nhiều loại hình vận tải khác, phát triển hợp lý các phương thức vận tải từ đường sắt đô thị, xe buýt đến xe điện bốn bánh, hai bánh. Đơn vị tổ chức bài toán vận tải sao cho hợp lý nhất, giúp xe buýt phát triển và các loại vận tải hành khách công cộng khác cũng phát triển theo, từ đó góp phần giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Hà Nội: Các doanh nghiệp vận tải phải bố trí đủ xe phục vụ hành khách dịp Tết Hà Nội: Các doanh nghiệp vận tải phải bố trí đủ xe phục vụ hành khách dịp Tết
Giá xăng dầu có tạo đà cho vận tải vận tải hành khách công cộng? Giá xăng dầu có tạo đà cho vận tải vận tải hành khách công cộng?
Phát triển vận tải hành khách công cộng xứng tầm Phát triển vận tải hành khách công cộng xứng tầm
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động