Thứ bảy 19/04/2025 07:31

Khuyến khích "bác sĩ gia đình"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 1/7, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (SĐ) liên quan đến lĩnh vực y tế, an sinh xã hội...
Khuyến khích
Đại diện các cơ quan đóng góp nhiều ý kiến sát thực tế.

Nhấn mạnh về vai trò “bác sĩ gia đình”

Tham gia hội nghị có đại diện: Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Bảo hiểm y tế), Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ Tư pháp. Lãnh đạo các Sở của TP Hà Nội: Tư pháp, Y tế, Lao động – Thương binh – Xã hội, Tài chính; Tài nguyên – Môi trường.

Các chuyên gia Luật Thủ đô của Thành phố Hà Nội: Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; TS. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn; TS. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Dương Văn Cương; Tiến sĩ, Trưởng ban Pháp luật Nhà nước Lê Thiều Hoa, tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, góp ý Khoản 1, Điều 26 (Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân): “Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại, theo mô hình ba cấp, phù hợp với quy mô dân số, địa bàn phục vụ. Tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình của Thủ đô, đảm bảo chăm sóc liên tục, toàn diện sức khoẻ của Nhân dân. Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện công lập và ngoài công lập. Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan Nhà nước ở Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội về chính quyền Thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bệnh viện của các Trường đại học Y…”, đại diện Bộ Y tế cho rằng, theo Luật Khám, chữa bệnh, không còn bệnh viện hạng đặc biệt; cần xem lại sự phù hợp việc chuyển các bệnh viện tuyến cuối thuộc Bộ Y tế quản lý (khoảng hơn 20 bệnh viện); nên chuyển giao 2 bệnh viện về địa phương theo lộ trình của Chỉnh phủ.

Đại diện Bộ Y tế cũng nhấn mạnh về vai trò “bác sĩ gia đình”. Vị đại diện nêu, ngoài nguồn bảo hiểm, ngân sách Thành phố nên bảo đảm cho hoạt động y học gia đình, cả công và tư, khuyến khích y tế tư nhân. “Cần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho y học gia đình, từ đó, tăng cường được y tế cơ sở” , vị đại diện đề xuất.

Liên quan đến Khoản 5 (Hội đồng Nhân dân Thành phố quy định) Điều 26 dự thảo Luật, các ý kiến thống nhất đề xuất sửa:

a. Cơ chế tài chính, danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.

Khoản 6 Điều 26 dự thảo Luật: “Chính phủ quy định chi tiết việc phân bổ và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế để phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, chi trả dịch vụ cấp cứu ngoại viện, khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho người cao tuổi trên địa bàn Thủ đô theo lộ trình do chính quyền Thành phố Hà Nội đề nghị”.

Về quy định này, các ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung nguồn thu bảo hiểm y tế, tăng mức đóng theo lộ trình. Như lý giải của đại diện Bộ Y tế, quỹ bảo hiểm y tế được quản lý ở Trung ương, giao dự kiến chi cho các tỉnh và có hạn mức chi. Do đó, bài toán tài chính cần làm rõ. Với bảo hiểm y tế liên quan đến nguồn thu bảo hiểm y tế.

Khuyến khích
Đại diện Bộ Y tế tham gia góp ý.

Cần xác định rõ là tổ chức, cá nhân đầu tư

"Người dân đóng bảo hiểm theo mức, mức trần là 4,5% lương cơ bản. Ngành Y tế Hà Nội nên nghiên cứu có cơ chế theo lộ trình tăng mức đóng cao hơn mức này để tăng mức thu bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế để có nguồn lớn hơn chăm sóc sức khoẻ người dân. Chi không chỉ cho người dân, có thể cả cho người di biến động"- đại diện Bộ Y tế bày tỏ.

Về điểm d, đ Khoản 7 Điều 26, các chuyên gia, đại diện Ngành y tế cho rằng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để góp thêm ý kiến.

Với điểm d, Điều 27 (Chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô): “Tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội tại Thủ đô, dặc biệt tại các khu công nghiệp tập trung; quyết định việc sử dụng vốn đầu tư phát triển địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi cho người lao động có thu nhập thấp”, các ý kiến nhất trí đề xuất, nên bỏ từ “tập trung” vì không có khái niệm này.

Khoản 3 Điều này: “Tổ chức, các cá nhân dầu tư vào cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, các cơ sở cai nghiện ma tuý ngoài công lập hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện trên địa bàn Thủ đô được hưởng các ưu đãi sau đây:”, chuyên gia góp ý, cần xác định rõ là tổ chức, cá nhân đầu tư.

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô. Sau gần 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của thành phố Hà Nội, song cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Dự thảo Luật Thủ đô (SĐ): Đề xuất xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại
Các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô phải tuân thủ với Hiến pháp 2013
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo đột phá để Hà Nội phát triển bền vững, xứng tầm
Nhật Nam - Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ Nhân dân

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Trung tâm Phục vụ hành chính công TP trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian qua. Trung tâm đã có nhiều sáng kiến, giải pháp trong hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP, góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng của TP trong đánh giá chất lượng, phục vụ.
Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa

Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (TTCNVH) đề xuất một khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các TTCNVH, nơi kết nối giữa di sản văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị cao.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động