Thứ sáu 24/01/2025 08:48
Nhận diện những chiêu trò lợi dụng tâm linh để lừa đảo:

Kỳ cuối: Thầy bói “rởm” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Luận bàn về hành vi này PL&XH đã phỏng vấn Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội để làm rõ về vấn đề này.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, không tin theo bói toán vô căn cứ để mê muội, tiền mất tật mang
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cho rằng, không tin theo bói toán vô căn cứ để mê muội, tiền mất tật mang

Thưa luật sư, theo quy định của pháp luật, thế nào được gọi là mê tín dị đoan?

Pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm mê tín dị đoan, tuy nhiên, dựa trên thực tế, có thể hiểu mê tín dị đoan là tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa học; tin vào ma quỷ, thánh thần, định mệnh, dẫn đến mất lý trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội, như: tin vào bói toán để kết hôn hoặc ly hôn, chữa bệnh bằng phù phép, bùa ngải...

Luật sư có thể cho bạn đọc biết, những đối tượng lợi dụng mê tín để trục lợi thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi thì tùy theo tính chất, hậu quả của hành vi và các đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính, theo quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158 ngày 12-11-2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Theo đó phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Ngoài ra, người vi phạm còn khắc phục hậu quả đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi mê tín dị đoan nói trên.

Trong trường hợp nào các đối tượng lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi bị xử lý hình sự, thưa ông?

Trong trường hợp nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Hành nghề mê tín dị đoan" quy định tại Điều 320, BLHS hiện hành.

Theo đó, mgười nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Làm chết người; Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.

Thời gian vừa qua, một số đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để truyền bá các hoạt động mê tín. Cũng có không ít người bị dụ dỗ vào hoạt động này và bị mất tiền. Theo luật sư, các đối tượng này có bị xử lý không?

Việc xử lý các đối tượng xem bói trên mạng để trục lợi cũng sẽ được thực hiện như đối với các đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả hành vi mà đối tượng thực hiện. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, xử phạt hành chính sẽ áp dụng quy định tại điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đặc biệt, những đối tượng này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 320, BLHS như vừa nêu ở trên.

Hiện nay, việc các đối tượng xem bói qua mạng rất nhiều, tuy nhiên vấn đề xử phạt cũng không phải dễ. Vậy căn cứ vào đâu để xử lý những đối tượng này?

Đây là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc lưu lại các bằng chứng. Ví dụ, hành nghề mê tín dị đoan gây hậu quả chết người, gia đình nạn nhân cần tố cáo với CQĐT có thẩm quyền, ngoài ra phía gia đình cũng có thể lưu, chụp lại những chứng cứ trên mạng làm tài liệu cung cấp cho CQCA.

Khi CQĐT vào cuộc sẽ có những biện pháp nghiệp vụ để có thể xác định được đối tượng nào thực hiện hành vi bói toán qua mạng gây hậu quả nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định thầy bói là tác nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng làm chết người thì bị xử lý như thế nào? Họ có bị coi là đồng phạm trong vụ án giết người hay không?

Đối với các vụ án này, cần làm rõ hành vi của người thực hiện hành vi mê tín dị đoan. Trường hợp có đủ căn cứ xác định thầy bói nói với người phạm tội phải sát hại một người khác để thế mạng cho mình hoặc loại trừ yêu nghiệt cho gia đình hay trực tiếp xúi giục người phạm tội dùng dây quấn quanh cổ nạn nhân siết mạnh làm nạn nhân tử vong thì khi đó thầy bói sẽ được coi là đồng phạm phạm tội "Giết người" với vai trò là người xúi giục.

Trường hợp thầy bói không xúi giục người phạm tội "Giết người" cũng không đề cập đến việc giết người mà họ chỉ nói chung chung nhưng người phạm tội tự nảy sinh ý định giết người, thì khi đó thầy bói chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, với tình tiết làm chết người theo quy định tại khoản 2, Điều 320, BLHS năm 2015, với hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù. Ngoài ra, người này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.

Theo luật sư, chúng ta cần có những giải pháp nào để đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi xã hội.

Thực tế, khi vẫn còn có một bộ phận người dân tin vào những điều huyễn hoặc không có thật thì bói toán online, những trò mê tín dị đoan, dưới sự hỗ trợ của mạng xã hội, sẽ vẫn là những vấn đề nhức nhối của xã hội.

Vì vậy, việc bài trừ mê tín, dị đoan chỉ thành công khi mỗi người dân có tư duy tích cực, có hành động đúng đắn và lối sống lành mạnh, giữ cho mình sự tỉnh táo để nhìn nhận đúng bản chất về các hoạt động tâm linh lành mạnh, không tin theo bói toán vô căn cứ để mê muội, tiền mất tật mang.

Xin cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi này?

Kỳ 2: Sự thiếu kiến thức, quá mê tín dẫn đến việc tự hại mình Kỳ 2: Sự thiếu kiến thức, quá mê tín dẫn đến việc tự hại mình
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tìm bị hại, người vay tiền của Đặng Văn Hiệp với lãi suất cao

Tìm bị hại, người vay tiền của Đặng Văn Hiệp với lãi suất cao

Ngày 23/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an quận Hải An, TP Hải Phòng đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự xảy ra trên địa bàn quận Hải An, TP Hải Phòng được phát hiện ngày 15/1/2025.
Danh sách loạt phương tiện bị xử lý phạt nguội

Danh sách loạt phương tiện bị xử lý phạt nguội

Từ ngày 15/1/2025 đến ngày 22/1/2025, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình ghi nhận 69 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội.
Giải cứu 4 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân ở phố Chùa Hà

Giải cứu 4 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân ở phố Chùa Hà

Ngày 23/1, Công an TP Hà Nội thông tin, các lực lượng chức năng đã kịp thời giải cứu 4 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân ở phố Chùa Hà.
Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Quảng Ninh: đối tượng giết người nhận án 9 năm tù

Ngày 21/1/2025, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đinh Công Phú, SN 1996, trú tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên về tội "Giết người".
Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

Cựu chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương bị đề nghị 6-7 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Mức án cụ thể của cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các bị cáo

Chiều 20/1, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bị cáo khác trong vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"...
Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Kỳ 3: Nhiều kết quả đáng ghi nhận sau 2 tuần ra quân

Thực hiện kế hoạch của CATP Hà Nội về triển khai lực lượng 141 trong tình hình mới. Trong đêm 10 và rạng sáng 11/12/2024, 54 tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đồng loạt ra quân, tạo khí thế trấn áp tội phạm, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi càn quấy trên đường phố.
Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Lật tẩy bí mật bên trong chiếc ô tô cùng 3 người đàn ông

Thông tin từ Công an quận Đống Đa, Hà Nội, trong quá trình tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, phòng chống tội phạm đường phố, tổ công tác 141H của đơn vị đã phát hiện một xe ô tô chở số lượng lớn bình "khí cười".
Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Bất ngờ bên trong chiếc ví da của gã đàn ông U40

Vừa qua trong quá trình làm nhiệm vụ Công an quận Tây Hồ, Hà Nội đã bắt giữ một đối tượng mua bán trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động