Thứ năm 23/01/2025 08:25

Lợi ích bất ngờ của việc uống cafe đúng cách

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cà phê là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Bạn có biết rằng tách cà phê hằng ngày mang lại nhiều công dụng hơn là chỉ giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng sớm Nhưng uống bao nhiêu và uống lúc nào để phát huy được hết hiệu quả của cà phê?
Lợi ích bất ngờ của việc uống cafe đúng cách

Cà phê có chứa caffeine là một chất kích thích thần kinh. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào máu và từ đó di chuyển đến não. Trong não, caffeine ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Điều này giúp cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và các khía cạnh khác nhau của chức năng não. Thông thường, trong 240ml cafe có chứa:

  • Vitamin B2 (riboflavin): 11% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
  • Vitamin B5 (axit pantothenic): 6% DV
  • Vitamin B1 (thiamine): 2% DV
  • Vitamin B3 (niacin): 2% DV
  • Folate: 1% DV
  • Mangan: 3% DV
  • Kali: 3% DV
  • Magiê: 2% DV
  • Phốt pho: 1% DV

Cà phê có tác dụng giảm cân

Trong cà phê có hàm lượng cafein rất cao, thường từ 0.9 – 1.3%. Đây là hợp chất rất quan trọng trong việc thúc đẩy lipolysis, giúp chuyển hóa các axit béo trong máu và tế bào thành năng lượng. Do đó, cafe vô tình khiến lượng mỡ giảm đi mà ít ảnh hưởng đến lượng cơ nạc.

Mỗi ngày chỉ cần 2 tách cà phê là đã đủ để bạn giảm được đáng kể lượng mỡ một cách hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả, bạn nên kết hợp vận động và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cafe giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng sa sút trí tuệ

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, ngay sau bệnh Alzheimer. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Có thể hạn chế căn bệnh này và chứng sa sút trí tuệ bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và tập thể dục điều độ. Uống cà phê cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các polyphenol khác nhau trong cà phê đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Cà phê cũng có liên quan đến việc giảm mức độ estrogen, đây là một loại hormone có liên quan đến một số loại ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn tới 40% và ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type II

Cà phê rất tốt với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Trong cà phê có chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm chống lại sự rối loạn nội mô. Các loại hợp chất trong cà phê có thể điều tiết insulin hiệu quả. Tác dụng tốt của cà phê đen với bệnh nhân tiểu đường Typ II đã được nhiều chuyên gia chứng minh.

Cà phê giúp chống lại bệnh Gout

Các nghiên cứu về mô hình sử dụng cà phê của cả nam giới và nữ giới đều cho thấy rằng uống cà phê thường xuyên làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút. Một nghiên cứu riêng biệt khác đã phân tích hành vi sức khỏe của gần 90.000 nữ y tá trong suốt 26 năm: một mối tương quan tích cực giữa giảm nguy cơ mắc bệnh gút và tiêu thụ cà phê dài hạn đã được ghi nhận.

Phụ nữ dùng hơn 4 cốc mỗi ngày và dùng ít nhất ba cốc decaf mỗi ngày cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 57% . Bên cạnh đó, khả năng bệnh gút giảm hơn 22% ở những phụ nữ tiêu thụ từ 1 đến 3 tách cà phê mỗi ngày. Đặc tính chống oxy hóa của cà phê được cho là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút bằng cách giảm mức độ insulin không lành mạnh trong cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa làm giảm nồng độ axit uric (nguyên nhân gây ra bệnh gout).

Thời điểm uống cà phê

Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới bằng 1 ly cà phê ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạn nên lùi thời điểm uống cà phê đến giữa buổi sáng.

Trong cà phê chứa cafeine, một chất kích thích tự nhiên có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể. Cortisol (còn được gọi là hormone căng thẳng) tham gia vào quá trình điều hòa trao đổi chất, hệ miễn dịch, đường huyết và nhiều chức năng khác.

Nồng độ hormone cortisol thường tăng cao vào khoảng 30-45 phút sau khi bạn thức giấc, giúp đem lại cảm giác tỉnh táo tự nhiên vào khung giờ này. Do đó, uống cà phê vào lúc này thực sự không cần thiết. Thời điểm thích hợp hơn là vài giờ sau khi bạn thức dậy, từ khoảng 9 -11 giờ.

Ngoài ra, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo, không nên sử dụng quá 400mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 4-5 tách cà phê, mỗi tách 240ml). Những người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế, hoặc loại bỏ hoàn toàn cà phê khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Răng trắng nhờ dùng cà chua đúng cách
Da đẹp mịn màng nhờ dùng mật ong đúng cách
Uống nước ép cần tây đúng cách
Ăn chuối đúng cách để "thổi bay" mỡ thừa
Mi dài cong vút nhờ dưỡng đúng cách
KH
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động