Thứ năm 23/01/2025 06:14

Luật Thủ đô 2024 là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TS.KTS Trương Văn Quảng cho biết, trong 3 khâu đột phá: cơ chế, chính sách; hạ tầng; nguồn lực. Luật Thủ đô 2024 được coi là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách. Tất cả dường như đã hội tụ đủ cho một Thủ đô phát triển nhanh, bền vững và xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.
Luật Thủ đô 2024 là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách
Công viên hồ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm đang được gấp rút hoàn thiện và đi vào hoạt động dịp Tết. Ảnh: Khánh Huy

Tự hào sánh vai cùng thủ đô các nước phát triển

Tham luận trong Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức, TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tham luận về ý nghĩa và vai trò của Luật Thủ đô với quy hoạch, phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

TS.KTS Trương Văn Quảng cho biết thêm, theo thống kê, hiện nay hơn một nửa dân số thế giới sống ở các đô thị, đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên khoảng 60%. Tăng trưởng dân số đô thị đang diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển, với khoảng 66 triệu người di cư đến các đô thị mỗi năm. Đô thị hóa luôn là động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế: không có quốc gia nào có được mức thu nhập cao nếu không trải qua quá trình đô thị hóa thành công.

Theo báo cáo mới đây của chương trình dân số của Liên hợp quốc đến năm 2050, số cư dân thành thị sẽ chiếm 2/3 trên tổng dân số toàn cầu và 80% GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Cũng theo bản báo cáo này thì hiện 20% dân số thế giới đang sinh sống và làm việc tại 600 TP lớn nhất hành tinh với 60% GDP toàn cầu.

Từ thực tiễn và dự báo cho tương lai, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là TP "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại". Trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là TP kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới,...

Mục tiêu và tầm nhìn trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nói lên khát vọng, bước đi cụ thể về một Thủ đô "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại", có vai trò, vị thế, có thương hiệu toàn cầu, tự hào sánh vai cùng thủ đô các nước phát triển. Hiện thực hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thủ đô 2024 về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô.

Hoàn thiện cấu trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc

Theo TS.KTS Trương Văn Quảng, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần nghiên cứu xây dựng mô hình TP trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân – Nội Bài.

Cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Nghiên cứu tăng tỉ lệ đất phát triển đô thị, tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống, quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đô thị, tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 đã trở thành công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng với Luật Thủ đô 2024, quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065... rất cần có những bước đi cụ thể.

"Trong 3 khâu đột phát cơ chế, chính sách; hạ tầng; nguồn lực… Luật Thủ đô 2024 được coi là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách. Tất cả dường như đã hội tụ đủ cho một Thủ đô phát triển nhanh, bền vững. Với quyết tâm chính trị của toàn hệ thống "chỉ bàn tiến, không bàn lùi", xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại"; trở thành TP quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương... và Hà Nội phải xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước như lời Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo và khẳng định"- TS.KTS Trương Văn Quảng nhấn mạnh.

Xây dựng đô thị xanh, bền vững Xây dựng đô thị xanh, bền vững
Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động