Chủ nhật 20/04/2025 21:40

Lưu giữ nét trung thu truyền thống của người Hà thành

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong ký ức trẻ thơ của biết bao thế hệ người Việt, tò he là món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của nhiều người trên mọi miền Tổ quốc. Nhìn những hình thù ngộ nghình, nhiều màu sắc, bất chợt trong ai mọi ký ức thơ ngây chợt ùa về!
Mỗi dịp rằm tháng Tám, tò he trở thành như một phần không thể thiếu cho mâm cỗ Trung Thu truyền thống của người Hà Nội. Ảnh: Lê Trang
Mỗi dịp rằm tháng Tám, tò he trở thành như một phần không thể thiếu cho mâm cỗ Trung Thu truyền thống của người Hà Nội. Ảnh: Lê Trang

Vào những dịp lễ Tết, hội hè thì tò he lại nghiễm nhiên trở thành mặt hàng đắt giá, là lựa chọn của nhiều gia đình và là món quà không thể thiếu được của con trẻ. Đặc biệt mỗi dịp rằm tháng Tám, tò he trở thành như một phần không thể thiếu cho mâm cỗ Trung Thu.

Dù rất yêu thích và ấn tượng với tò he, nhưng khi biết “quê hương” của món đồ chơi dân gian này có nguồn gốc từ Thủ đô sẽ khiến không ít người cảm thấy bất ngờ và thú vị khi biết món đồ xuất hiện trên khắp các miền quê, bản làng, ngõ phố lại được hun đúc từ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Theo đó, tò he (còn được gọi là con giống bột), là một nét văn hóa dân gian, một loại đồ chơi dân dã, có thể ăn được. Nơi có truyền thống nặn tò he là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Theo chia sẻ của các nghệ nhân của ngôi làng này về cách làm thì nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo được trộn đều theo tỷ lệ 10 phần gạo, một phần nếp, ngâm nước rồi xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay.

Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt với bốn màu cơ bản được sử dụng là vàng, đỏ, đen, xanh, có nguồn gốc từ thực vật. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này.

Bằng trí tưởng tượng phong phú, khối óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo và, các nghệ nhân đã thổi hồn vào những thúng bột nếp ngũ sắc vô tri vô giác, biến chúng thành những con tò he có hồn cốt với đủ hình thù phong phú...

Từ các nhân vật cổ tích, lịch sử như hình tượng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, cá chép cong mình vượt vũ môn, chú trâu thong dong gặm cỏ hay các hình thù đặc mang đậm dấu ấn cá nhân, các nghệ nhân đã khiến các tạo hình chứa đựng trong đó những nhân sinh quan, lối sống hiền hòa, gắn liền với cây cỏ thiên nhiên của người Việt hòa trong nét văn hóa độc đáo của người dân.

Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại hoa lá, trái cây… mà còn nặn thêm các hình thù, nhân vật hiện đại được trẻ con yêu thích như: siêu nhân, người nhện, Doraemon, Bạch Tuyết, Esala, Tôn Ngộ không, Trư Bát Giới...

Trước sự phát triển của đời sống xã hội, đã có những giai đoạn, món đồ chơi dân gian tò he tưởng chừng mai một, lép vế giữa “kinh đô” đồ chơi nhập ngoại, trở nên “nhạt nhòa” trước những cô búp bê xinh đẹp, lộng lẫy; hay những cỗ xe đồ chơi điện từ đủ màu sắc, kiểu dáng… thu hút mọi trẻ em thì nay, tò he đang hồi sinh và phát triển rực rỡ trên quê hương Xuân La, Hà Nội.

Trong sự phát triển không ngừng của cuộc sống hiện đại, kéo theo nhu cầu hưởng thụ và tiếp nhận của con trẻ em cũng ngày càng đa dạng, giữ muôn trùng các mặt hàng đồ chơi công nghệ đắt giá... thì vẫn còn rất nhiều em nhỏ bị thu hút bởi thứ đồ chơi dân dã mà dung dị mang dấu ấn và đậm đà bản sắc dân tộc. Việc chơi hay nặn tò he cũng rèn cho các em sự tập trung, khả năng quan sát, tìm tòi, đánh giá vật thể, đối tượng; đồng thời bồi dưỡng tình yêu của trẻ với trò chơi dân gian độc đáo, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ.

Mỗi dịp Trung thu về, giữa bạt ngàn những đồ chơi sắc màu, trên khắp phố phường Hà Nội hay các tỉnh, thành vẫn bắt gặp hình ảnh những quầy tò he cho thấy sức sống mãnh liệt và sự hồi sinh của những giá trị văn hóa truyền thống vẫn giữ một phần rất quan trọng trong nhịp sống hiện đại. Sự tồn tại những sản phẩm tò của làng Xuân La, cũng là cách thức bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống, trở thành một món quà tinh thần, khơi gợi những cảm xúc, ký ức tuổi thơ của biết bao người, không chỉ hấp dẫn trẻ con, mà ngay cả người lớn cũng nao lòng, thu hút sự quan tâm, yêu mến của du khách quốc tế khi đến với Thủ đô được ngắm nhìn những nét riêng có đặc thù của Hà Nội.

Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long: Khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống
Khám phá Tết Trung thu ở các nước trên thế giới
Trao nhiều phần quà cho các em nhỏ khó khăn trên địa bàn nhân dịp Tết Trung thu
Thùy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Triển lãm tranh thiếu nhi “Những sắc màu biết nói” với 116 tác phẩm xuất sắc của 108 học sinh đang học tập tại Trung tâm Nghệ thuật House of Art sẽ chính thức diễn ra từ 16h30 ngày 19/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 21/4.
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2025).
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Lần đầu tiên, tiếng chuông vang trên Đỉnh Mẫu Vườn quốc gia Ba Vì

Lần đầu tiên, tiếng chuông vang trên Đỉnh Mẫu Vườn quốc gia Ba Vì

Ngày 19/4, Ban quản lý di tích lịch sử quốc gia đền Thượng thuộc UBND huyện Ba Vì đã tổ chức Lễ yên vị khai thanh Đại Hồng Chung.
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động