Thứ năm 23/01/2025 11:03

Mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển
Đại biểu Hoàng Văn Cường, đoàn ĐBQH TP Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Theo ông Cường, trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.

Ông cho biết, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, muốn muốn của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển, chứ không phải chỉ dành riêng cho thành phố Hà Nội. Xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được thu hút những điều kiện, những tinh túy của cả nước về Thủ đô, để tạo ra hình ảnh đại diện cho cả nước.

Nhận định về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá, vượt trội.

Tuy nhiên, theo đại biểu cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.

"Nếu chúng ta vẫn để 2 quy định như trong dự thảo Luật là việc xây dựng các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về Luật Đê điều, thì điều ấy có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể nào tạo được diện mạo cho phát triển Thủ đô.

Tôi cho rằng, đây là điều chúng ta rất cần phải cân chỉnh lại, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.

Chúng ta đều nhìn thấy bất cập trong phát triển đô thị tại Hà Nội và nó đã để lại hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường. Như vậy, Luật Thủ đô và quy hoạch Thủ đô phải hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay".

Trong Luật Thủ đô, đại biểu cho rằng phải tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long - Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.

Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để Thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.

Vẫn kỳ vọng Luật Thủ đô được ban hành, đi vào cuộc sống, tuy nhiên theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để phát triển Thủ đô phải cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn.

“Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một Thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là lộ trình đã đặt ra và có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác những các quy chế, những cơ chế rất là đặc thù và vượt trội cho Thủ đô. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội” – theo đại biểu Hoàng Văn Cường.

Các quy định trong dự luật đã khá thông thoáng, giao quyền tương đối rộng

Còn theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, đoàn ĐBQH TP Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều, là bước thay đổi rất lớn so với Luật Thủ đô năm 2012. Các chính sách được đề xuất đã cơ bản bám sát tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị, thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển.

Mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy, đoàn ĐBQH TP Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ, qua theo dõi quá trình hoàn thiện dự án, dự thảo Luật đã thể hiện những chính sách tạo cơ sở để chính quyền thành phố tiếp tục đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp, biện pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung cũng như tập trung vào giải pháp về huy động nguồn lực, đầu tư, quy hoạch, các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, các lĩnh vực về an sinh xã hội... và đặc biệt có giải pháp mạnh mẽ giúp thành phố có thể khắc phục các bất cập hiện nay về cảnh quan, kiến thiết đô thị, giao thông, ô nhiễm môi trường…

Đánh giá về các cơ chế, chính sách, liệu có giúp Hà Nộigiải quyết những “điểm nghẽn” trong phát triển hạ tầng giao thông hiện nay không, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ cho rằng, các quy định trong dự luật đã khá thông thoáng, giao quyền tương đối rộng cho chính quyền thành phố. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến ùn tắc giao thông, trong dự thảo Luật có quy định cho phép HĐND được quy định, thực hiện giải pháp, biện pháp về kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân trong nội đô, quy định vùng phát thải thấp, giảm ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra...

Cùng với đó, các giải pháp liên quan đến công tác quy hoạch, chỉnh trang, tái thiết đô thị cũng được quan tâm. Tuy nhiên, dự luật mới chỉ đặt ra những khung khổ pháp lý chung, chủ yếu là phân quyền cho địa phương để tuỳ theo yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn, nguồn lực của địa phương mà triển khai giải pháp toàn diện, đồng bộ, lộ trình phù hợp.

Liên quan đến giao thông, một trong những nội dung dự luật quy định là tập trung phát triển giao thông công cộng theo mô hình TOD. Với quy định này, thành phố có dư địa nhiều hơn để giải quyết các điểm nghẽn, bức xúc về giao thông hiện nay.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ cho rằng, sau khi dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, cũng có những điều cần chú trọng.

Theo đại biểu, qua theo dõi quá trình thảo luận của đại biểu tại kỳ họp thứ sáu, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, qua trao đổi trực tiếp, về cơ bản, các đại biểu ủng hộ nội dung của dự thảo Luật, đặc biệt với các chính sách mang tính đặc biệt, đặc thù vì Thủ đô chỉ có một. Thủ đô cần những yêu cầu đặc biệt về quản lý, phát triển.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ có nhiều điểm thuận lợi. Tuy nhiên, thông qua Luật mới là bước đầu, vì đây là đạo luật về phân quyền. Công việc mà chính quyền thành phố Hà Nội sẽ phải triển khai rất lớn. Dự án Luật có đến 80 nội dung phân quyền, bổ sung cho chính quyền thành phố. Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật cần tiếp tục ban hành để cụ thể hoá các cơ chế, chính sách này rất lớn.

“Mong muốn thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền thành phố sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể, thực hiện các chính sách “mở đường” trong Luật Thủ đô. Cùng với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Quốc hội cho ý kiến, đây sẽ là những nền tảng pháp lý, cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới, để Thủ đô thực sự Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” – theo đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ.

Truyền thông về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển Truyền thông về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động