Chủ nhật 20/04/2025 10:57
Hà Nội trong tôi:

Nét duyên quê giữa lòng Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cổng làng từ bao đời nay đã là biểu tượng văn hóa của làng quê Việt. Và không chỉ ở quê mới thấy hình ảnh này mà ngay tại Thủ đô Hà Nội, xen lẫn với những ngôi nhà cao tầng hiện đại, vẫn còn đó những cổng làng cổ kính, rêu phong, ẩn chứa trong đó là nếp văn hóa cộng đồng làng xã, những nếp truyền thống xa xưa vẫn còn mãi.
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của những ngôi làng xưa cũ.	Ảnh: Doãn Thành
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của những ngôi làng xưa cũ. Ảnh: Doãn Thành

Giữa Hà Nội đang ngày một hiện đại, đổi mới, ta vẫn bắt gặp những cổng làng còn lại với thời gian như cổng làng Yên Phụ, làng Tương Mai, làng Trung Tự, làng Đại Từ, làng Mễ Trì Thượng… Và còn rất nhiều những cổng làng không tên nữa. Mỗi cổng làng được xây dựng, bài trí, chạm khắc với những hoa văn, họa tiết khác nhau nhưng đều toát lên sự uy nghiêm mà gần gũi.

Sự hiện diện bao lâu nay của những cổng làng này bên cạnh những công trình hiện đại như một sự khẳng định hùng hồn về vị thế, uy quyền của cộng đồng dân cư, nhưng ta cũng thấy ở đó một cảm giác thân thuộc, ấm áp vô cùng.

Những người con đi xa trở về, thấy cổng làng là như đã thấy nhà ngay ở đó. Giữa phố xá đông đúc, nhộn nhịp thì cổng làng luôn là dấu mốc, là điểm đến quan trọng của những cái hẹn bất ngờ. Những hàng nước bên cổng làng luôn là lựa chọn lý tưởng cho tất cả mọi người để thư giãn nghỉ ngơi, để hàn huyên, trò chuyện, trao đổi, hay chỉ đơn giản là để thấy được cảm giác làng ở phố như thế nào.

Trong những dịp đặc biệt như hội hè, lễ, Tết, hay trong làng có việc hiếu, việc hỷ của gia đình, dòng họ thì cổng làng đều là nơi thể hiện điều đó. Ngày xưa và bây giờ cũng vẫn thế. Những nơi còn giữ được cổng làng thì gần như người dân cũng vẫn giữ được cái nếp của làng.

Thụy Khuê cũng là con phố có nhiều cổng làng cổ nhất còn lại của Hà Nội với những cái tên gợi nhiều dấu ấn thời gian như cổng Giếng, cổng Hậu làng An Thọ, cổng làng Đông Xã, cổng làng Hồ Khẩu, cổng Chùa làng Hồ Khẩu, cổng Xanh làng An Thọ... Dù cách Hồ Gươm - trung tâm Hà Nội không xa nhưng trên những ngõ nhỏ, đường nhỏ của phố Thụy Khuê vẫn mang nhiều dấu tích của làng với cuộc sống quần cư, nhà cửa san sát đầy nghĩa xóm giềng.

Điểm đặc biệt của những cái cổng làng nơi đây là chúng đều mang trong mình nét đặc trưng riêng biệt, không cái nào giống cái nào. Từng cái cổng, mái ngói rêu phong, gạch lát đỏ, bậc tam cấp đều mang những nét văn hóa bản sắc Việt và nét đặc trưng của từng làng từng cổng. Còn cổng làng Yên Phụ lại đi vào khá nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội là một làng cổ mang nhiều nét đặc sắc văn hóa. Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng nơi đây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của những ngôi làng xưa cũ với cây đa, giếng nước, sân đình, đền đài, miếu, nhà thờ,…

Cổng không to, kiến trúc không cầu kì nhưng chiếc cổng này có ưu điểm vượt trội mà gần như không có chiếc cổng làng nào so sánh nổi, đấy là không gian thoáng đãng xung quanh. Con đường dẫn vào cổng làng rộng thênh thang, xung quanh là ruộng lúa.

Đặc biệt, một bên cổng là cây đa cổ thụ bốn mùa phủ lên chiếc cổng và toàn bộ khung cảnh ấy được soi bóng xuống mặt nước lung linh. Chả thế mà cổng làng Đường Lâm đi vào bao nhiêu bức ảnh, vào bao tác phẩm hội họa.

Giữa phố phường nườm nượp người xe, nhà cửa nhấp nhô, vô tình chạy qua một chiếc cổng làng cổ kính rêu phong, chợt thấy lòng mình như lắng lại. Thèm được rẽ vào khám phá xem bên trong chiếc cổng ấy cuộc sống người Hà Nội có khác gì không. Thèm được lần tay lên từng vết đắp nổi, từng họa tiết, từng vết khắc thời gian trên những chiếc cổng ấy để cảm nhận rõ chút xưa còn lưu dấu lại.

Những cổng làng ấy có tự bao giờ, hẳn khó ai trả lời rành mạch cho được. Cho dù đó là những cổng làng từ xưa còn lại hay là những cổng làng mới được tu sửa, thì cũng là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu khi chúng ta nhắc về Hà Nội.

Những cây hoa bún của hiếm giữa lòng Hà Nội
Có một “vitamin biển” giữa lòng Hà Nội
Con đường hoa tường vi đẹp như cổ tích giữa lòng Hà Nội
Xuân Mai
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Triển lãm tranh thiếu nhi “Những sắc màu biết nói” với 116 tác phẩm xuất sắc của 108 học sinh đang học tập tại Trung tâm Nghệ thuật House of Art sẽ chính thức diễn ra từ 16h30 ngày 19/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 21/4.
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2025).
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Lần đầu tiên, tiếng chuông vang trên Đỉnh Mẫu Vườn quốc gia Ba Vì

Lần đầu tiên, tiếng chuông vang trên Đỉnh Mẫu Vườn quốc gia Ba Vì

Ngày 19/4, Ban quản lý di tích lịch sử quốc gia đền Thượng thuộc UBND huyện Ba Vì đã tổ chức Lễ yên vị khai thanh Đại Hồng Chung.
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động