Thứ năm 23/01/2025 11:14
Xã Song Phương, Hoài Đức:

Nhiều ý kiến tâm huyết góp ý vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai, bổ sung các chính sách mới nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn lực đất đai cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà… Nhận thức rõ điều này, các vị đại biểu xã Song Phương đã phát biểu, đóng góp nhiều ý kiến, tập trung vào một số quy định về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, được Nhân dân quan tâm về phạm vi điều chỉnh, bố cục, nội dung, kỹ thuật trình bày của dự thảo.
Đã có nhiều ý kiến tâm huyết của nhân dân trong xã Song Phương đóng góp váo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Đã có nhiều ý kiến tâm huyết của nhân dân trong xã Song Phương đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) gồm 16 Chương, 236 Điều tập trung vào 11 nhóm vấn đề gồm: quyền và trách nhiệm của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; quyền của người sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất, điều tiết quan hệ giữa Nhà nước-thị trường-xã hội; phát triển quỹ đất, thị trường quyền sử dụng đất; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, giải quyết những tồn tại, hạn chế trong quản lý đất có nguồn gốc nông, lâm nghiệp; quản lý, sử dụng đất đa mục đích; chuyển đổi số và cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, góp phần hoàn thiện dự án Luật bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Mới đây, UBND xã Song Phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân đóng góp đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Dự hội nghị có đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể xã và hơn 100 đại biểu đại diện cho nhân dân các thôn trong xã.

Theo ghi nhận của phóng viên PLXH, tại hội nghị, các đại biểu của xã Song Phương đã đóng góp ý kiến liên quan tập trung đến các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; trình tự, thủ tục thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Ông Nguyễn Văn Hải-Chủ tịch UB MTTQ xã đóng góp ý kiến tại hội nghị
Ông Nguyễn Văn Hả - Chủ tịch UB MTTQ xã Song Phương đóng góp ý kiến.

Đóng góp về nội dung Nhà nước thu hồi đất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định tại Chương VI, Chương VII và Điều 78, ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UB MTTQ xã Song Phương kiến nghị bổ sung quy định đối với trường hợp thu hồi đất xây dựng hạ tầng cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung người lao động; cần thể hiện rõ điều kiện bao gồm xây dựng cả vật chất và tinh thần, không chỉ có quy định xây nhà vì hiện nay đời sống tinh thần của người lao động ở các khu vực nói trên hầu hết đang rất hạn chế. Đề nghị các nhà làm luật cần cân nhắc bổ sung trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một số trường hợp được Nhà nước thu hồi đất đã được quy định tại Luật Đất đai 2013 gồm các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia. Đề xuất bổ sung một quy định tại Điều 78 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về việc một dự án được nêu tên tại khoản 2 và 3 của Điều 78 cần đáp ứng tiêu chí có ít nhất 70-80% diện tích sử dụng đất của dự án hoặc ít nhất 70-80% các công trình của dự án theo đúng loại hình dự án được nêu tên thì sẽ được áp dụng Nhà nước thu hồi đất.

bà Nguyễn Thị Tuyết  - công chức Tư pháp hộ tịch UBND xã Song Phương
Bà Nguyễn Thị Tuyết - công chức Tư pháp hộ tịch UBND xã Song Phương.

Về đảm bảo quyền lợi của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, bà Nguyễn Thị Tuyết - công chức Tư pháp hộ tịch UBND xã Song Phương cho rằng, việc quy định việc lấy ý kiến cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là khá chung chung không thấy rõ được yếu tố “Nhân dân”, cần đặt Nhân dân vào vị trí trung tâm để lấy ý kiến khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do đó, cụm từ “cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” nêu trong điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 68 dự thảo Luật cần thay thành “nhân dân vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” để đảm bảo việc lấy ý kiến người dân tại các vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là cơ quan nào, cơ quan này phải đảm bảo có đủ chức năng, chuyên môn để đảm bảo việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng luật, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Cần làm rõ xác định giá đất theo giá thị trường như thế nào để đảm bảo lợi ích của người dân khi có đất bị thu hồi.

Về thẩm quyền ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đại biểu nhân dân xã Song Phương đề nghị nên giao thẩm quyền cho UBND cấp xã (vì mỗi xã có một địa giới hành chính đã xác định, cấp cơ sở là cấp gần dân, hiểu rõ về quá trình sử dụng đất), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân, tiết kiệm được thời gian chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Cần có quy định rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của HĐND, UBND cấp xã trong quản lý đất đai Cần có quy định rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của HĐND, UBND cấp xã trong quản lý đất đai
Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ đất thế nào được gọi là Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ đất thế nào được gọi là "nhỏ hẹp" và "xen kẹt"?
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động