Thứ sáu 24/01/2025 03:52

Những dấu ấn của Đề án 06 tại Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đến Tết này là gần 2 năm từ khi Hà Nội được lựa chọn là địa phương đầu tiên của cả nước thí điểm thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (gọi tắt là Đề án 06). Chưa từng có tiền lệ, nhưng những kết quả ban đầu ở Hà Nội đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực khi cắt giảm thủ tục hồ sơ, giảm chi phí thủ tục hành chính (TTHC). Hướng tới việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.
Những dấu ấn của Đề án 06 tại Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ là hướng dẫn đúng đắn, kịp thời, là bước đột phá chiến lược về hạ tầng đã được Đại hội XIII của Đảng xác định, góp phần chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và công dân số. Ảnh: Thanh Thủy

“Cầm tay chỉ việc” - một trong những cách được người dân hưởng ứng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, một trong những cách TP Hà Nội triển khai để Đề án nhanh chóng được người dân hưởng ứng là hướng dẫn theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Theo cách này, tại nhiều địa bàn thuộc TP Hà Nội, các tổ công tác, đội cơ động tại cơ sở trên địa bàn Hà Nội đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền hướng dẫn người dân nhận thức được tiện ích của dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm được thời gian và công sức cho người dân khi không phải làm TTHC trực tiếp.

Ra mắt từ ngày 23/6/2022, “Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của người dân. Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, tiếp cận từng hộ dân”, mô hình đã giúp người dân trên địa bàn phường Trúc Bạch dễ dàng tiếp cận với cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của chính quyền địa phương thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giúp tối giản thời gian giải quyết TTHC…

Chia sẻ về quá trình xây dựng và triển khai mô hình này, ông Nguyễn Dân Huy - Chủ tịch UBND phường cho biết, qua quá trình tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa phường, chúng tôi nhận thấy đa số người dân vẫn có tâm lý, thói quen thực hiện các TTHC bằng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, cùng với đó một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế khi tiếp cận với công nghệ thông tin và sử dụng máy tính.

Khi triển khai mô hình “Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà”, kết quả mang lại là tất cả công dân sau khi được cán bộ trực tiếp hướng dẫn đều đã biết cách nộp hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến, đều nhận thức được ý nghĩa của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư. Với những kết quả đạt được bước đầu UBND phường đã mạnh dạn nhân rộng mô hình, thành lập 8 đội cơ động tại 8 tổ dân phố với nòng cốt là các tình nguyện viên chính là những công dân sinh sống trên địa bàn.

Thực hiện Đề án 06 tại Hà Nội không thể không nhắc tới CATP Hà Nội đã cơ bản hoàn tất việc xác định định danh điện tử cho công dân trong độ tuổi 2004, 2007 để phục vụ Kỳ thi tuyển sinh THPT và đại học; đồng thời đến hết tháng 6/2022 đã hoàn thành việc cấp căn cước công dân gắn chíp cũng như định danh điện tử cho công dân từ đủ 14 tuổi đến 23 tuổi. Hàng trăm dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự.

Những bước đi đầu tiên, CATP Hà Nội gặp một số khó khăn nhất định về nội dung các trường thông tin chưa phù hợp, dẫn đến hiện tượng không nhận diện được đặc điểm cá nhân khiến nhiều giao dịch bị ảnh hưởng. Khi phát hiện ra những lỗ hổng ấy, CATP Hà Nội đã tích cực phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, đồng thời tham mưu với các cơ quan chức năng sớm khắc phục các sự cố để hệ thống được vận hành thuận lợi hơn.

Những dấu ấn của Đề án 06 tại Hà Nội
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban về công tác thông tin và truyền thông do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội tổ chức ngày 22/11/2023, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải lưu ý lãnh đạo các đơn vị thực hiện chuyển đổi số không chỉ cần chọn đúng người mà cần trao niềm tin, cho điểm tựa cũng như đánh giá chất lượng qua sản phẩm cụ thể. ẢNh: K.H

Triển khai hiệu quả những mô hình thực hiện TTHC

Là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, TP Hà Nội đã tập trung phát huy các thế mạnh về nguồn nhân lực, triển khai hiệu quả những mô hình thực hiện TTHC và có nhiều cách làm sáng tạo như: Thành lập “Tổ cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà”, các mô hình “Ngày thứ sáu xanh”, “Ngày thứ ba không viết”, “Ngày thứ bảy tình nguyện hỗ trợ Nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến”, “Điểm hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 24/24” tại các nhà văn hóa...

Xác định mục tiêu “lấy sự hài lòng của người dân” là thước đo đánh giá việc giải quyết TTHC, Văn phòng HĐND & UBND huyện Gia Lâm phối hợp các phòng, ban liên quan đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo xây dựng, triển khai đồng loạt mô hình “Ngày thứ Ba không viết, không giấy hẹn” trong giải quyết TTHC tại bộ phận “một cửa” UBND huyện và 22 xã, thị trấn bắt đầu từ tháng 9/2022.

Theo đó, 28 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện và 9 TTHC thuộc thẩm quyền UBND cấp xã được nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa vào thứ ba hàng tuần sẽ được trả kết quả chỉ trong vòng 2 giờ (kết quả giải quyết TTHC được trả vào chiều cùng ngày đối với hồ sơ tiếp nhận sau 10h và trong ngày làm việc kế tiếp đối với hồ sơ tiếp nhận sau 15h).

Tại phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) ông Lê Văn Thủy - Chủ tịch UBND phường cho biết, mô hình “Thứ hai - ngày không giấy hẹn” của phường đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa. Từ đó, công tác giải quyết hồ sơ hành chính được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi đến quan hệ công việc. Theo UBND phường Thụy Khuê, xuất phát từ thực trạng nhiều người dân khi thực hiện TTHC còn e ngại việc viết lại nhiều lần các mẫu đơn, mẫu tờ khai cũng như phải đi lại nhiều lần khi thực hiện TTHC...; công chức phải hướng dẫn nhiều lần, từ ngày 1/9/2022, UBND phường Thụy Khuê đã chính thức triển khai mô hình “Thứ hai - ngày không giấy hẹn” trong giải quyết TTHC và hỗ trợ tổ chức, công dân nộp hồ sơ trực tuyến.

Mô hình này hỗ trợ tổ chức, công dân nộp hồ sơ TTHC trực tuyến là khi tổ chức, cá nhân, DN đến UBND phường yêu cầu thực hiện một số TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào ngày thứ hai hàng tuần. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định sẽ được tiếp nhận và giải quyết ngay. Các tổ chức, cá nhân khi đến thực hiện các TTHC (trong danh mục các thủ tục được niêm yết tại trụ sở UBND phường) vào thứ hai hàng tuần sẽ được nhận ngay kết quả mà không cần chờ đợi.

Ông Lê Văn Thủy nhấn mạnh, mô hình “Thứ hai - ngày không giấy hẹn” của phường Thụy Khuê đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa. Từ đó, công tác giải quyết hồ sơ hành chính được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi đến quan hệ công việc, góp phần giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí và thời gian của tổ chức và cá nhân. Mô hình đã đạt được kết quả bước đầu và góp phần cải thiện, nâng cao điểm số cải cách hành chính của phường, tạo được niềm tin của Nhân dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong 6 tháng đầu tiên triển khai thực hiện Đề án 06, TP đã ban hành trên 40 văn bản chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ; thường xuyên có các văn bản gửi các Bộ, ngành kiến nghị các nội dung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ban chỉ đạo 06 TP tổ chức họp định kỳ hàng tháng để đánh giá kiểm điểm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện, báo cáo Tổ công tác 06 Chính phủ.

Tới nay, 100% UBND cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP đã thành lập Ban chỉ đạo 06 và Tổ công tác 06 (gồm 30 Ban chỉ đạo 06 cấp huyện, 579 Ban chỉ đạo 06 cấp xã và 5.247 Tổ công tác 06 tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP) để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại cấp cơ sở.

Hệ thống thông tin Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến của TP đã kết nối và khai thác thành công dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; đã thực hiện đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin theo quy định.

4.	“Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” phường Trúc Bạch hỗ trợ cơ sở kinh doanh của gia đình anh Trần Duy Linh (42 Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch). Ảnh Vi Giáng
“Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà” phường Trúc Bạch hỗ trợ cơ sở kinh doanh của gia đình anh Trần Duy Linh (42 Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch). Ảnh Vi Giáng

Hà Nội đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 của Chính phủ. Tính đến hết năm 2023, toàn TP đã kích hoạt trên 4,2 triệu tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 67,8%.

HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của HĐND. Theo đó, TP không thu phí các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến. Thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2025. Hà Nội hiện là địa phương đầu tiên trong cả nước quy định mức thu này và số tiền dự kiến ngân sách TP không thu khoảng 37 tỷ đồng.

Theo Đại tá Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc CATP, TP Hà Nội đã phê duyệt 617 phương án ủy quyền giải quyết TTHC với mục tiêu: Cấp nào sát dân, gần dân thì giao cấp đó thực hiện, tránh nhiều tầng nấc trung gian, giảm thiểu nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc giải quyết TTHC của người dân.

Đến 6/7/2023, Hà Nội đã thực hiện ủy quyền 543/617 TTHC, đạt 88% và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương án ủy quyền theo đúng quy định. Tính đến ngày 6/6/2023, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của TP đã tiếp nhận 135.831 hồ sơ, trong đó 126.229 hồ sơ đã hoàn thành xử lý, trả kết quả.

TP cũng đã triển khai thực hiện việc cấp chữ ký số công cộng miễn phí cho người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. 4 nhà mạng VNPT, Viettel, FPT và BKAV đã thực hiện cấp hơn 10.000 chữ ký số cho công dân và tiếp tục thực hiện tại các đơn vị trên toàn địa bàn.

Tạo nền tảng vững chắc để quận Hà Đông xây dựng và triển khai thực hiện Mô hình “Công dân số”
Triển khai thí điểm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn TP Hà Nội
Hà Nội triển khai 28 mô hình điểm tại Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động