Thứ năm 23/01/2025 21:43

Nơi lưu giữ kiến trúc văn hóa cùng nhiều di vật quý thời Lý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội có hai di tích lịch sử cấp quốc gia được đông đảo Nhân dân, phật tử, khách thập phương… trong và ngoài nước biết tới. Đó là cụm di tích đình và chùa La Phù.
Chùa La Phù được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa La Phù được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


Nơi thờ tự 3 vị thiền sư danh tiếng

Đình La Phù nổi tiếng với lễ rước ông Lợn, tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng (ÂL). Liền kề với đình là chùa La Phù, hay còn được gọi với các tên khác là chùa Trung Hưng, Thiên Hưng tự. Chùa có vị trí nằm giữa trung tâm làng La Phù.

Chùa La Phù được xây dựng cách đây gần 1.000 năm để thờ Phật và 3 vị thiền sư danh tiếng thời Lý là Không Lộ, Từ Đạo Hạnh và Giác Hải. Bản thân việc ra đời của chùa vào thời đó đã mang một giá trị quý cho khoa học lịch sử, kéo dài danh mục những ngôi chùa cổ thời Lý đã biết, góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử Phật giáo nước nhà mà thời Lý là giai đoạn phát triển nhất.

Tương truyền, khu vực cầu Beo xưa (chùa Tổng thuộc xã La Phủ) là nơi ba Thiền sư: Đạo Hạnh, Không Lộ, Giác Hải gặp nhau rồi kết nghĩa anh em. Ba vị thiền sư cũng ở lại đây tu hành ít lâu. Sau này nhân dân vùng tổng La suy tôn ba thiền sư làm tổ sưvà thờ cúng tại chùa.

Tài liệu lưu giữ tại chùa con ghi lại câu chuyện về Thiền sư Giác Hải. Sư họ Nguyễn, quê làng Hải Thanh, thuở nhỏ làm nghề chài lưới, thường dùng một chiếc thuyền con làm nhà, sống lênh đênh trên khắp sông hồ. Năm 25 tuổi, sư dứt bỏ thế nghiệp xuất gia làm tăng.

Ban đầu, Sư cùng Thiền sư Không Lộ đồng thờ thầy Hà Trạch ở chùa Diên Phước, Hải Thanh. Sau, sư lại kế thừa dòng pháp của Không Lộ và trụ trì luôn chùa này.

Đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), nhà sư Giác Hảicùng một nhà sư khác có tên Thông Huyền được nhà vua triệu vào hầu. Bỗng đâu có hai con cắc kè cất tiếng kêu chát tại. Vua bảo nhà sư Thông Huyền làm cho nó dừng kêu. Nhà sư Thông Huyền thầm niệm thần chú, một con rơi xuống.

Nơi lưu giữ kiến trúc văn hóa cùng nhiều di vật quý thời Lý
Mặt trước gian Tam Bảo.

Nhà sư Thông Huyền cười rồi nhìn sư Giác Hải nói: “Để lại một con cho Sa-môn”. Nghe vậy, nhà sư GiácHải chú mắt nhìn nó, chốc lát con tắc kè còn lại cũng rơi xuống. Nhà vua kinh dị, làm thơ tặng: Giác Hải tâm như biển/ Thông Huyền đạo lại huyền/ Thần thông gồm biến hóa,/ Một Phật, một thần tiên. (Giác Hải tâm như hải,/ Thông Huyền đạo hựu huyền/ Thần thông kiêm biến hóa,/ Nhất Phật nhất thần tiên).

Nhà sư Giác Hải nổi tiếng khắp thiên hạ, tăng, tục đều quí kính. Vua Nhân Tông mỗi khi ra chơi hành cung Hải Thanh đều ghé chùa thăm nhà sư. Một hôm vua hỏi sư Giác Hải: Phép chân thần túc có thể được nghe chăng? Sư liền hiện tám phép thần biến: Thân vọt lên hư không cách đất vài trượng, chợt lại trở xuống...

Vua và quần thần vỗ tay khen ngợi. Từ đó vua ban cho sư tự do ra vào cung vua. Đến đời vua Lý Thần Tông (1128-1138), vua nhiều lần triệu vào cungnhưng sư từ chối viện cớ già bệnh chẳng đến được…

Nơi lưu giữ kiến trúc văn hóa cùng nhiều di vật quý thời Lý
Chùa thờ phật và 3 vị thiền sư danh tiếng thời Lý là Không Lộ, Từ Đạo Hạnh và Giác Hải. Ảnh: H.N.

Những dấu ấn kiến trúc độc đáo

Kiến trúc của chùa gồm: Tam quan, Tam bảo, Nhà mẫu, Nhà thờ tổ, Nhà bia, Nhà khách, Nhà soạn lễ, Nghi môn, Nhà thờ Khổng Tử, Tháp mộ, Lầu Quan âm, Lầu hóa vàng, khu vực nội tự, sân vườn, tường rào... Trong đó, Tam quan có diện tích khoảng 29m2, hình thức kiến trúc một cổng chính lớn ở giữa kết hợp là gác chuông, hai bên là hai cổng phụ. Tam bảo có diện tích khoảng 200m2, được xây dựng theo hình chữ đinh bao gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường gồm 5 gian, hậu cung gồm 4 gian, kết cấu mái theo kiểu “Thượng chồng rường hạ kẻ”.

Nơi lưu giữ kiến trúc văn hóa cùng nhiều di vật quý thời Lý
Bên trong khuôn viên chùa.

Nghi môn được xây dựng theo kiểu tứ trụ lồng đèn với 2 trụ lớn ở giữa, hai bên là hai trụ nhỏ có cổng pháo…

Là công trình kiến trúc cổ, lại được trùng tu xây dựng dưới nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, chùa La Phù vẫn bảo lưu được cốt cách kiến trúc dân tộc, điều đó khẳng định sức sống, tinh thần dân tộc sâu sắc của những người xây dựng trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa nước nhà.

Nơi lưu giữ kiến trúc văn hóa cùng nhiều di vật quý thời Lý
Năm 2014, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chính thức công nhận 3 cây đa nằm trong chùa La Phù, đình La Phù và phía chợ là Cây di sản Việt Nam.

Ni sư Thích Đàm Thuận, Trụ trì chùa La Phù giới thiệu, bên cạnh giá trị kiến trúc, chùa còn bảo lưu được một bộ di vật cực kỳ phong phú và mang giá trị nghệ thuật cao được làm bằng các chất liệu truyền thống như: đá, đồng, gỗ, đất... Trong đó nổi lên rõ nét là quả chuông lớn thời Tây Sơn được đúc năm 1792, hệ thống Phật pháp và ba pho tượng đá mang phong cách nghệ thuật dân gian của thế kỷ 17-18. Những di vật quý đó đã tôn thêm giá trị của di tích chùa La Phù.

Chính bởi các giá trị về văn hoá, kiến trúc và lịch sử nên năm 1988, cụm di tích đình- chùa La Phù chính thức được Bộ Văn hoá ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nơi lưu giữ kiến trúc văn hóa cùng nhiều di vật quý thời Lý
Chính bởi giá trị lịch sử và văn hoá độc đáo, năm 1988, Bộ Văn hoá đã xếp hạng chùa Trung Hưng (La Phù) là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Nhà hát Hồ Gươm - Điểm nhấn kiến trúc, văn hóa Thủ đô Hà Nội
Hạnh Nguyễn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng là gương mặt mới của Táo Quân 2025. Nam diễn viên được kỳ vọng sẽ cùng các nghệ sĩ trẻ mang đến món ăn tinh thần hấp dẫn dành tặng khán giả.
Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Ở tuổi gần 80, danh ca Phương Dung xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn và khỏe mạnh đáng kinh ngạc trong minishow “Một thời để nhớ” tại Hà Nội. Trong đêm nhạc, “Nhạn trắng Gò Công” Phương Dung được gặp gỡ, hát và chia sẻ những câu chuyện đời mình với những khán giả yêu mến nữ danh ca suốt nhiều năm.
Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Tối 1/1/2025, tại lễ trao giải thưởng Ấn tượng VTV Awards 2024, cặp đôi Duy Hưng và Thanh Hương xuất sắc vượt qua các đề cử trong Top 3 giành cúp VTV Awards 2024.
Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Với sự chăm chỉ và quyết tâm trong học tập, em Lại Gia Khải, học sinh lớp 11 chuyên toán Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025.
Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Chị Ngân từng là người phụ nữ có cuộc sống giàu sang mà mọi cô gái đều ao ước. Chồng chị là Tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng, lại hết mực yêu chiều vợ con. Lần sinh thứ 3, sức khỏe của chị Ngân không được tốt.
Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Ứng dụng Nature Voice AI “trò chuyện” với cây cối được phát triển bởi 5 sinh viên đang học năm thứ ba của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Rộn ràng đón Xuân

Rộn ràng đón Xuân

Trong những ngày cận Tết Nguyên đát Ất tỵ, không khí đón Xuân rộn ràng khắp mọi nơi, từ thành phố tới làng quê, đâu đâu cũng đầy ắp những sự kiện, những chương trình chào mừng Xuân mới.
Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Ngày cuối tuần, người dân và du khách cảm nhận rõ không khí ngày Tết truyền thống bởi các hoạt động tái hiện văn hóa Tết trên phố cổ Hà Nội.
Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Sáng 19/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa chủ đề “Tết Việt - Tết phố 2025” với nhiều hoạt động đa dạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động