Thứ sáu 18/04/2025 16:26

NSND Trung Anh về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 1-10, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức buổi chia tay NSND Trung Anh khi ông chính thức về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát.

NSND Trung Anh đã có hơn 40 năm công tác, đóng góp cho nghệ thuật Kịch nói nước nhà nói chung và Nhà hát Kịch Việt Nam nói riêng.

NSND Trung Anh về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam
Ban lãnh đạo Nhà hát Kịch Việt Nam trao quyết định về hưu cho NSND Trung Anh

Tại buổi lễ chia tay, NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ: “NSND Trung Anh vừa là đàn anh, vừa là bậc thầy trong công việc. Cách đâu không lâu Nhà hát Kịch Việt Nam đã tổ chức buổi chia tay với NSND Việt Thắng, trước đó nữa là NSƯT Phú Đôn và hôm nay là NSND Trung Anh.

Với thế hệ sau, dù các anh đã nghỉ hưu nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ xa Nhà hát. Qua nửa đời người, các anh đã gắn bó với Nhà hát, với biết bao vai diễn, biết bao đêm diễn, biết bao cống hiến cho Nhà hát Kịch Việt Nam”.

NSND Trung Anh về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam
Vai diễn của NSND Trung Anh trong phim “Những đứa con của làng” đã giúp nam nghệ sĩ được trao giải thưởng “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Việt Nam

NSƯT Xuân Bắc cũng thay mặt Nhà hát gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc tới NSND Trung Anh với những đóng góp cho sự phát triển của Nhà hát và đào tạo các thế hệ kế tiếp. Đồng thời gửi lời mời NSND Trung Anh, tiếp tục cộng tác trong những tác phẩm tiếp theo của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Đáp lại tình cảm của Nhà hát, NSND Trung Anh đã gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và bạn bè đã đến tham gia buổi lễ chia tay và bày tỏ sự lưu luyến các đồng nghiệp khi về hưu. “Cũng đã hơn 40 năm tôi gắn bó với Nhà hát, lúc về hưu chắc chắn sẽ rất luyến tiếc vì đã gắn bó với cái gì quá lâu và còn yêu nó nữa, thì khi rời xa chắc chắn không thể ngăn được sự xúc động này.

Với tôi Nhà hát không chỉ là số một, mà nó rất thiêng liêng. Khóa tôi và cá nhân tôi cực kì yêu Nhà hát Kịch Việt Nam và yêu cái nghề này. Mặc dù bây giờ về hưu và đi làm phim, được khán giả yêu mến, biết đến nhiều hơn nhưng thực ra sân khấu với tôi mới là quan trọng nhất. Không chỉ là nơi sinh ra mình, nuôi dưỡng và cho mình trưởng thành, mà còn thỏa mãn niềm đam mê, được làm điều mình yêu trong suốt hơn 40 năm.

Tôi hi vọng các bạn thế hệ sau cũng thế, luôn giữ được tình yêu với sân khấu, với Nhà hát, mong muốn Nhà hát phát triển và sẽ mãi mãi là “Anh cả đỏ” của nền Kịch nói nước nhà. Dù đã về hưu nhưng nếu được Nhà hát mời tham gia các vở diễn tôi chắc chắn sẽ rất vui và sẵn sàng tham gia hết mình”, NSND Trung Anh chia sẻ.

NSND Trung Anh về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam
NSND Trung Anh trong vai Lương Bổng trong phim "Người phán xử"

NSND Trung Anh đã có 40 năm cống hiến hết mình cho nghệ thuật nước nhà. Lĩnh vực sân khấu hay phim ảnh, ông đều ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả. Đa phần các vai diễn của ông là những người đàn ông chân chất, thật thà, tốt bụng nhưng có nét khắc khổ, chịu nhiều đắng cay trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi chuyển sang dạng vai gai góc, ông vẫn thể hiện xuất sắc thần thái, cá tính của nhân vật.

Những bộ phim thành công của NSND Trung Anh phải kể đến: Nơi ẩn nấp bình yên; Ngự lâm không kiếm; Hôn nhân trong ngõ hẹp; Nếp nhà; Những đứa con của làng; Người phán xử, Về nhà đi con, Trở về giữa yêu thương,…

Đáng chú ý, nhân vật Lương Bổng của NSND Trung Anh được khán giả đặc biệt yêu mến. Đảm nhận vai đàn em của “ông trùm” Phan Quân, nam nghệ sĩ đã thể hiện được sự trung thành, mưu lược, đúng chất “cánh tay phải” của ông trùm. Đây cũng là vai diễn gây ấn tượng về sự xuất thần trong diễn xuất của NSND Trung Anh với khán giả.

NSND Trung Anh về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam
NSND Trung Anh đóng vai bố của Bảo Thanh trong phim "Về nhà đi con"

Trong phim “Về nhà đi con”, NSND Trung Anh đóng vai ông Sơn - người đàn ông “gà trống nuôi con” dành tất cả tình yêu thương cho 3 cô con gái. Mỗi người lại gặp một trở ngại riêng trong chuyện tình cảm, công việc nhưng lúc nào họ cũng có bố bên cạnh sẻ chia, cổ vũ. Hình ảnh ông bố khắc khổ, lúc nào cũng lo toan, trăn trở vì con của NSND Trung Anh đã chiếm trọn tình cảm của khán giả.

Về phim “Trở về giữa yêu thương”, NSND Trung Anh vào vai của cố NSND Hoàng Dũng. Đây cũng là vai người bố yêu thương con vô điều kiện nhưng có sự khắt khe hơn so với ông Sơn của “Về nhà đi con”. Vai diễn này cũng đã nhận được nhiều sự đồng cảm của khán giả, đặc biệt là khán giả trung niên, cao tuổi.

NSND Trung Anh về hưu sau hơn 40 năm gắn bó với Nhà hát Kịch Việt Nam
Các nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam tham gia lễ chia tay NSND Trung Anh
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Triển lãm tranh thiếu nhi “Những sắc màu biết nói” với 116 tác phẩm xuất sắc của 108 học sinh đang học tập tại Trung tâm Nghệ thuật House of Art sẽ chính thức diễn ra từ 16h30 ngày 19/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 21/4.
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2025).
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động