Thứ sáu 18/04/2025 08:39

NSƯT Hoàng Quân Tạo - “cây đại thụ” của nghệ thuật Thủ đô được phong tặng danh hiệu NSND

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 - năm 2023, Nhà hát Kịch Hà Nội có 3 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, trong đó có NSƯT Hoàng Quân Tạo - Nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội.
NSƯT Hoàng Quân Tạo được phong tặng danh hiệu NSND năm 2023. Ảnh: Nhà hát Kịch Hà Nội
NSƯT Hoàng Quân Tạo được phong tặng danh hiệu NSND năm 2023. Ảnh: Nhà hát Kịch Hà Nội

Mang tinh thần Cách mạng vào nghệ thuật

NSƯT Hoàng Quân Tạo - Nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội có tên khai sinh là Lương Bá Lưu, sinh năm 1932 tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội. Ông có nhiều đóng góp lớn cho sân khấu kịch, từng tham gia đội Cảm tử quân Trung đoàn Thủ đô. Tháng 6/1952, trong một lần đến cơ sở Cách mạng lấy tài liệu, ông bị thực dân Pháp bắt và đưa về giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò. Dù bị tra tấn dã man nhưng với tinh thần dũng cảm, bản lĩnh chính trị vững vàng, ông không khai nửa lời. Sau khi Hiệp định Genève năm 1954 được ký kết, nghệ sĩ Hoàng Quân Tạo được thả tự do. Năm 1959, ông bắt đầu hoạt động sân khấu kịch chuyên nghiệp và là một trong 18 người tham gia thành lập Đội kịch nói Đoàn Văn công Hà Nội. Năm 1965, Đội kịch nói tách khỏi Đoàn văn công Hà Nội và hoạt động độc lập. Năm 1993, Đoàn Kịch nói Hà Nội được UBND TP Hà Nội quyết định chuyển thành Nhà hát Kịch Hà Nội.

Là một người chiến sĩ Cách mạng, NSƯT Hoàng Quân Tạo đã luôn mang tinh thần chiến đấu, hy sinh cao cả của những người chiến sĩ vào sân khấu kịch, nghề mà ông theo đuổi suốt cuộc đời. Ông và một số bạn tù của mình từng tranh thủ tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ để phản đối địch, đồng thời động viên đồng đội cố gắng, lạc quan, vượt qua nỗi đau thể xác để tiếp tục sống và chiến đấu.

Trong 20 năm làm diễn viên ở Đoàn Kịch nói Hà Nội (1959 - 1978), NSƯT Hoàng Quân Tạo đã đóng gần 30 vai kịch, phim truyện điện ảnh. Sau giai đoạn đó, ông vẫn tích cực gắn bó với sân khấu. Đa phần các vai diễn của ông đều là nhân vật chính diện, hiền lành, tốt bụng, cương trực. Nam nghệ sĩ cũng thường đưa những vấn đề gai góc vào các tác phẩm, chú trọng phản ánh, cảnh báo, răn đe những thói xấu, đồng thời lan tỏa những thông điệp tích cực đến mọi người.

Những vở kịch NSƯT Hoàng Quân Tạo từng tham gia như: Đêm thứ 7, Tay không bắt giặc, Chuỗi hạt kim cương, Cỗ xe nhảy vọt, Một mạng người, Chiếc tạp dề và Người chào hàng, Tay súng dân quân, Đâu có giặc là ta cứ đi, Nhà trẻ, Cây chông thép, Hà Nội đầu năm 46, Bão táp, Tôi và chúng ta,…

Đặc biệt, trong những năm 80 của thế kỷ trước, vở diễn “Tôi và chúng ta” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, do nghệ sĩ Hoàng Quân Tạo dàn dựng đã trở thành một “hiện tượng” của sân khấu cả nước khi có hơn 1.000 buổi diễn. Ở vai trò diễn viên, đạo diễn hay lãnh đạo Nhà hát Kịch Hà Nội, ông đều cống hiến hết mình cho nghệ thuật, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển Nhà hát.

Gia tài giải thưởng đồ sộ

Trong sự nghiệp Cách mạng cũng như nghệ thuật, NSƯT Hoàng Quân Tạo từng nhận nhiều Huân chương, Huy chương,… Năm 1977, ông được Hội đồng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huy chương kháng chiến chống Pháp Hạng Nhì. Năm 1985, ông được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao HCV với vở diễn "Tôi và chúng ta" (vai trò đạo diễn). Năm 1987, ông được tặng Giấy khen dành cho vở diễn "Giai điệu bị lãng quên" do Bộ Văn hóa Mông Cổ trao tặng (vai trò đạo diễn). Năm 1987, ông được trao Huân chương chống Mỹ Hạng Nhất do Hội đồng Nhà nước trao tặng.

Năm 1990, nam nghệ sĩ tiếp tục được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng HCV với vở diễn "Nghĩ về mình" (vai trò đạo diễn). Năm 1992, ông đạt giải Nhất Hội diễn Sân khấu nhỏ dành cho vở diễn "Những linh hồn sống" do Hội diễn Sân khấu nhỏ TP Hồ Chí Minh trao tặng (vai trò đạo diễn). Cũng trong năm 1992, ông được nhận giải thương Văn học Nghệ thuật 5 năm (1986 - 1990) do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội trao tặng.

Năm 1993, ông được phong tặng danh hiệu NSƯT. Cùng năm, ông nhận giải thưởng Thăng Long dành cho vở diễn "Hà Nội đêm trở gió" do Hội Liên hiệp Văn học Hà Nội trao tặng (vai trò đạo diễn). Năm 1994, với vở "Ăn mày dĩ vãng" (vai trò đạo diễn), ông giành được HCB Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Cùng năm này, ông được trao Huân chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn" do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng.

Năm 1995, NSƯT Hoàng Quân Tạo nhận giải thưởng Thăng Long dành cho vở diễn "Lũy hoa" do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội trao tặng (vai trò đạo diễn). Năm 1996, ông được Trung đoàn Thủ đô trao tặng Kỷ niệm chương "Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh", đồng thời được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Năm 1999, nghệ sĩ Hoàng Quân Tạo được Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng Huy chương "Vì Sự nghiệp Sân khấu Việt Nam".

Bên cạnh đó, NSƯT Hoàng Quân Tạo còn nhận Huy chương "Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam" do Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trao tặng,… Năm 2000, ông được Thành ủy, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội trao tặng danh hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô". Năm 2003, ông được nhận Kỷ niệm chương "Chiến sĩ Cách Mạng bị địch bắt tù đầy" do Chính phủ trao tặng.

Khi nhận xét về NSƯT Hoàng Quân Tạo - người thầy, người anh đáng kính của mình, cố NSND Hoàng Dũng cho biết nghệ sĩ Hoàng Quân Tạo rất nhạy bén với thời cuộc khi đề cập đến những vấn đề “nóng” của xã hội trong các tác phẩm nghệ thuật. Ông còn rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức cho lớp nghệ sĩ trẻ, trong đó có NSND Hoàng Dũng. Không chỉ quan tâm đến những việc lớn mà NSƯT Hoàng Quân Tạo còn chú trọng đến việc “bếp núc của sân khấu”, luôn chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất. “Tôi học được từ ông điều đó và có thể nói có NSƯT Hoàng Quân Tạo thì mới có NSND Hoàng Dũng”, cố NSND Hoàng Dũng khẳng định.

Năm 2023, NSƯT Hoàng Quân Tạo vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSND. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp lớn lao của ông đối với nền nghệ thuật nước nhà. Nghệ sĩ gạo cội ấy luôn là tấm gương sáng cho những thế hệ nghệ sĩ trẻ noi theo và học tập.

NSND Hoàng Cúc chia sẻ về NSƯT Hoàng Quân Tạo: “Ông như một minh chứng sống động về một chàng trai Hà thành dấn thân cho nghiệp diễn, để lại dấu ấn một nhân cách, một cuộc đời làm vẻ vang cho sân khấu kịch nói Việt Nam”.
Chương trình nghệ thuật chính luận “Sao Độc lập” kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Miệt mài gìn giữ và bảo tồn môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội là một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Để thực hiện Chiến lược trên, Luật Thủ đô 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Hà Nội: đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư - năm 2025, diễn ra vào ngày 19/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam với chủ đề "Mỗi trang sách - một niềm tự hào".
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động