Phòng ngừa tội phạm “từ sớm, từ xa, từ cơ sở”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tích hợp nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy vào các tiết học |
Cảnh báo ma túy núp bóng thực phẩm, đồ uống
Theo thống kê tính đến ngày giữa tháng 2/2023, tại Hà Nội có tổng số 17.438 người nghiện, người sử dụng ma túy, trong đó có mặt trong cộng đồng là 12.162 người; vắng mặt 2.205 người; ở trung tâm 1.531 người; ở trường trại 1.540 người. So với thời điểm cuối năm 2020, con số này đã tăng 4.447 trường hợp.
Liên tiếp trong năm 2022, CA các quận Nam Từ Liêm và Tây Hồ (Hà Nội) đã phát hiện và bắt giữ nhiều đối tượng mua bán trái phép chất ma túy dưới dạng thực phẩm. Cơ quan chức năng thu giữ được nhiều hợp chất, bao gồm MDMA, Methamphetamine, Ketamin và cả Nimetazepam.
Mục đích của các đối tượng đối với việc pha trộn ma túy trong thực phẩm chủ yếu để thuận lợi trong giao dịch, mua bán, vận chuyển nhằm hạn chế sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng là có thể mang ma túy về cất giấu trong nhà mà người thân không phát hiện được.
Đầu tháng 2/2023, CA huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã bắt giữ Nguyễn Văn Duy (ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất), là đối tượng phân phối, bán thuốc lá điện tử chứa chất ma túy cho các thanh niên trên địa bàn.
Theo kết quả giám định, chất có trong thuốc lá điện tử mà Nguyễn Văn Duy bán là chất ADB-Butinaca, thuộc nhóm chất cần sa tổng hợp trong danh mục cấm của chính phủ. Đây là ma túy thế hệ mới có tốc độ sản xuất nhanh, đồng thời gây tác động đến con người lớn hơn nhiều lần so với các loại ma túy truyền thống.
Hay gần đây là vụ việc xảy ra trên địa bàn quận Hà Đông, 3 học sinh đã bị bạn học cùng lớp nhỏ tinh dầu thuốc lá điện tử vào chai nước ngọt khiến các em bị ngất xỉu, phải đưa đi BV.
Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - CA TP Hà Nội cho biết: Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp có mẫu mã, hình thức, thành phần chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần mới, được giới trẻ ưa chuộng. Đáng báo động hơn, ma túy được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống nhằm che giấu cơ quan chức năng để vận chuyển, mua bán trót lọt, thực chất đó là ma túy pha trộn với thực phẩm và đồ uống.
Về thủ đoạn, có đối tượng nghiền nhỏ ma túy (thuốc lắc) rồi trộn với bột cà-phê hoặc pha vào nước ngọt, soda sau đó đóng thành túi, chai thành phẩm bán cho khách. Tội phạm cũng chế biến cần sa thành… bánh với các thành phần khác như bơ, bột mỳ, socola, đường… rồi rao bán trên mạng.
Nhận diện ma túy trong học sinh là hết sức cần thiết
Trong thời gian qua trên địa bàn TP Hà Nội đã xuất hiện một số trường hợp học sinh tại các trường bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng trái phép chất ma túy. Trước thực trạng đáng báo động khi nhiều loại ma túy mới đã xuất hiện trong hình dạng bánh, kẹo socola, kẹo mút… khiến các em học sinh tò mò gây nên hậu quả khôn lường. Vì vậy, việc tuyên truyền, nhận diện ma túy trong học sinh là hết sức cần thiết.
Trước tình hình đó nhằm nâng cao nhận thức, giúp học sinh nhận diện, tránh xa ma túy, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng ban hành kế hoạch tuyên truyền, yêu cầu các nhà trường tích hợp nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy trong một số môn học chính khóa. Đây là một trong những cách làm hay, phối hợp hiệu quả với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, giúp các em có các kiến thức cơ bản, tư duy và cái nhìn đúng đắn để phòng ngừa các tệ nạn, cụ thể:
Ngày 9/2, CA quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã phối hợp với Học viện Cảnh sát Nhân dân và trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy cho các bạn học sinh khối 10 của nhà trường.
Các cán bộ chiến sỹ, Đội Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ Quốc, Đội An ninh, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - CA quận Cầu Giấy cùng các giảng viên Khoa Cảnh sát Phòng chống tội phạm ma túy – Học viện Cảnh sát Nhân dân đã cung cấp cho các em học sinh thông tin cơ bản về chất ma túy, phân loại các chất ma túy, tác hại của ma túy, pháp luật phòng, chống ma túy, các thủ đoạn rủ rê lôi kéo và cách phòng tránh… góp phần phòng ngừa tội phạm “từ sớm, từ xa, từ cơ sở”.
Tại quận Đống Đa, vừa qua Hội phụ nữ Phòng Tham mưu và Hội phụ nữ CA quận Đống Đa đã phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy cho học sinh trường THCS Quang Trung.
UBND quận Đống Đa đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 160 về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục qua các em học sinh của các trường học, nhằm giúp các thầy cô giáo và các em học sinh có kiến thức cơ bản, nhận biết và đánh giá những tác hại sự nguy hiểm của các chất gây nghiện, ma túy, thuốc lá điện tử. Từ đó xây dựng các biện pháp phòng chống và nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Đồng thời tăng cường công tác phối hợp hiệu quả thiết thực giữa Ban chỉ huy CA quận với Phòng Giáo dục Đào tạo, các ngành, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đảm bảo an toàn an ninh học đường, nâng cao và phát triển toàn diện chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo của quận Đống Đa và Thủ đô Hà Nội.
Thông qua buổi tuyên truyền, cán bộ, giáo viên và các em học đã hiểu rõ hơn về tác hại của ma túy. Từ đó có sự chuyển biến về nhận thức, “nói không với ma túy” và có hành động tự giác đấu tranh phòng, chống ma túy, tội phạm ma túy, góp phần cùng với nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo toàn diện, xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, an toàn.
Buổi tuyên truyền đã mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong phòng, chống ma túy cho các em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước, góp phần chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi học đường và đời sống xã hội. Những kiến thức bổ ích từ buổi tuyên truyền này sẽ giúp các em nâng cao hiểu biết, từ đó có thể bảo vệ được bản thân và gia đình trước những nguy cơ xâm nhập học đường của tệ nạn ma túy.
Các bạn trẻ không được sử dụng thử ma túy dù chỉ một lần CQCA khuyến cáo, nhiều bạn trẻ cho rằng các loại ma túy mới khi sử dụng sẽ không gây nghiện. Tuy nhiên, đây là quan điểm rất sai lầm. Ma túy thế hệ mới có khả năng gây nghiện rất nhanh, đồng thời tàn phá hệ thần kinh trung ương, khiến người dùng không điều khiển được hành vi, thường xuyên hoang tưởng. Rất nhiều vụ án đau lòng đã xảy ra sau khi sử dụng các loại ma túy này. Do đó, các bạn trẻ không được sử dụng dù chỉ một lần. |
Đẩy mạnh công tác giáo dục phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong học sinh | |
Tội phạm về trật tự xã hội giảm trên 13%, tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại