Thứ sáu 16/05/2025 00:11

Quy định kiểm tra Nhà nước đối với phụ gia, thực phẩm nhập khẩu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1012/ATTP-SP gửi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm về việc kiểm tra Nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu.
Đội Quản lý thị trường số 17 (QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội 7-PC03 Công an thành phố Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tại địa chỉ: thôn Bãi Thụy, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội vào ngày 3/1/2025. Ảnh: Chi cục QLTT Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp với Đội 7-PC03 Công an TP Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tại huyện Đan Phượng, TP Hà Nội vào ngày 3/1/2025. Ảnh: Chi cục QLTT Hà Nội

Theo đó, thời gian gần đây, Cục An toàn thực phẩm đã nhận được nhiều Công văn của các tổ chức, cá nhân có nội dung hỏi về việc kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 15/2024/TTBYT của Bộ Y tế ngày 19/9/2024 Ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Về nội dung này, Cục An toàn thực phẩm có ý kiến, cụ thể:

Trường hợp sản phẩm là phụ gia thực phẩm có tên trong Danh mục của Thông tư 15/2024/TT - BYT thì thực hiện kiểm tra Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 15/2024/TT-BYT.

Trường hợp sản phẩm có tên trong Danh mục của Thông tư 15/2024/TT - BYT dùng làm nguyên liệu thực phẩm, không nhằm mục đích sử dụng làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thì không thuộc đối tượng kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Thông tư số 15/2024/TT - BYT.

Trường hợp sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân, không tiêu thụ tại thị trường trong nước thì được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm và miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Trường hợp sản phẩm dùng làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: đề nghị tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Hồ sơ, trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản công bố sản phẩm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 và khoản 5 Điều 37 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thì được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm) theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Liên quan đến việc xác định mã số hàng hóa đề nghị tổ chức, cá nhân liên hệ với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể trong trường hợp có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã số hàng hóa.

Hà Nội: kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm đối với sữa và thực phẩm bổ sung
Truy trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm khi vào Hè: cần sự chung tay của cả cộng đồng
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động