Thứ tư 23/07/2025 12:34

Quy hoạch đô thị và nông thôn cần tư duy đổi mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cùng với những thành quả đạt được, thực tế xây dựng “nông thôn mới” ở nước ta cũng đang xuất hiện một số vấn đề bất cập liên quan trực tiếp đến những biến đổi và hướng phát triển kiến trúc.
Cổng làng Mông Phụ là hình ảnh tượng trưng độc đáo của làng cổ Đường Lâm
Cổng làng Mông Phụ là hình ảnh tượng trưng độc đáo của làng cổ Đường Lâm.

Nông thôn Việt Nam nói chung và kiến trúc nông thôn nói riêng đã có những thay đổi lớn sau 30 năm xây dựng và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường, theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Sự thay đổi về phương thức sản xuất đã tác động đến nhiều mặt của đời sống nông thôn, theo đó là những thay đổi nhanh chóng diện mạo kiến trúc làng - xã ở khắp vùng miền quê.

Tuy về chất lượng còn phải xem xét cụ thể để thống nhất đánh giá… nhưng nhìn chung là nông thôn đang thay đổi nhanh cùng với hạ tầng cơ sở ở nhiều địa phương đã khang trang lên và kiến trúc thì ngày xưa rất nhiều.

Cùng với những thành quả đạt được, thực tế xây dựng “nông thôn mới” ở nước ta cũng đang xuất hiện một số vấn đề bất cập liên quan trực tiếp đến những biến đổi và hướng phát triển kiến trúc.

Không khó để chúng ta nhận diện thực trạng về sự mất trật tự và thiếu bản sắc của kiến trúc nông thôn đương đại như nhận định khái quát của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính: “Hiện đang thịnh hành ba cách nhìn về sự phát triển của kiến trúc nông thôn. Nông thôn đô thị hóa nhanh, với sự áp đảo của các hình thức kiến trúc đô thị, sự bê-tông hóa - nhựa đường hóa và phố hóa những con đường làng, sự phổ cập các tiện nghi đô thị và đặc biệt là sự gia tăng mật độ xây cất cùng độ cao nhà cửa mang hình thái đô thị. Một cách nhìn khác: kiến trúc nông thôn nhại lại kiến trúc TP, với nhà ống-nhà chia lô, dạng cái hộp và “tô điểm” rập khuôn theo hình mẫu cũ kỹ từ TP”.

Ông Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng: “Kiến trúc nông thôn hiện nay là một nền kiến trúc hầu như tự phát, ít được hướng dẫn cả mặt quy hoạch kiến trúc lẫn thẩm mỹ. Nông thôn giàu lên, về phương diện nào đó tiến sát đô thị song kiến trúc lại thiếu định hướng. Có thể nói, kiến trúc tổ ấm của hàng triệu nông dân đang bị các nhà hoạch định chính sách cùng các nhà kiến trúc bỏ rơi”.

Đô thị hóa là quá trình tất yếu tại các vùng ngoại ô Hà Nội, quá trình này làm thay đổi cấu trúc không gian, cảnh quan tại vùng nông thôn của TP là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sớm đánh giá đúng thực trạng, dự báo trước sự phát triển để đưa ra những giải pháp quy hoạch và định hướng cho tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại các huyện của TP Hà Nội là hết sức cấp thiết.

Theo GS.TS. KTS Đỗ Hậu, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, các huyện của Hà Nội bao gồm nhiều thị trấn, xã, thôn có những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cơ cấu sản xuất, hoạt động sản xuất nông nghiệp, không gian kiến trúc cảnh quan khác nhau. Do vậy, để làm tốt công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan cần được xem xét cụ thể từng huyện, từng khu vực để có những quy định quản lý cho phù hợp.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất, UBND TP chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền địa phương cần tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với những quy định mới, phù hợp tình hình thực tế, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch còn thiếu. Các quy hoạch được lập phải có tầm nhìn, phải dự báo được xu hướng phát triển, có tính liên kết vùng và khớp nối đồng bộ với các loại hình quy hoạch khác.

"Đối với các huyện nằm trong định hướng phát triển thành đô thị, khi triển khai lập quy hoạch tại các xã cần áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc của đô thị để đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp sau này. Bên cạnh đó, ngoài việc tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, cần tăng cường lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng để quản lý quy hoạch xây dựng theo quy định", ông Lưu Quang Huy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Lê Hải Đăng, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Quốc Oai kiến nghị, các cơ quan chức năng sớm điều chỉnh, bổ sung các công cụ còn thiếu phục vụ quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan (gồm quy định của pháp luật, quy chế quản lý kiến trúc cho huyện, xã, khu vực đặc thù), nhất là đối với nhà ở riêng lẻ nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế, tạo sự đồng bộ về kiến trúc cảnh quan khu vực làng xóm cũ.

Đồng thời tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện thực hiện lập các quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý kiến trúc thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, GS.TS.KTS Đỗ Hậu

Thủ đô Hà Nội có 17 huyện, trong đó có nhiều thị trấn, xã, thôn có những giá trị về kiến trúc cảnh quan, bản sắc văn hóa đặc trưng. Trải qua hàng trăm năm, các thị trấn, làng xã đã kiến tạo nên và lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc và cảnh quan rất đa dạng, phong phú, có ý nghĩa về lịch sử, nghệ thuật và nhân văn, trong đó giá trị về kiến trúc cảnh quan có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giá trị kiến trúc cảnh quan truyền thống này cần được gìn giữ và phát huy để góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đời sống dân cư nói riêng.

Cân bằng quy hoạch để giữ “sắc xanh” cho đô thị
Một trong những tiêu chí của Nông thôn mới nâng cao có "tiếp cận pháp luật"
Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc xây dựng, đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới
Triệu Tâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tuổi trẻ Thủ đô tri ân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Tuổi trẻ Thủ đô tri ân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Với tinh thần xung kích, trách nhiệm, thanh niên các xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động tham gia chỉnh trang nghĩa trang, dâng hương tưởng niệm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trao quà tri ân… để viết tiếp truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
Công an TP Hà Nội chỉ đạo hỏa tốc ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhân dân

Công an TP Hà Nội chỉ đạo hỏa tốc ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhân dân

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 và mưa lớn trên địa bàn, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy và UBND TP, ngày 21/7/2025, Ban Chỉ huy Ứng phó thiên tai Công an TP Hà Nội đã ban hành Công điện hỏa tốc số 5061, yêu cầu Công an các đơn vị tiếp tục tăng cường ứng phó bão số 3 và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quyét, sạt lở đất.
Hà Nội: Cảnh sát đường thủy chủ động ứng phó với bão số 3

Hà Nội: Cảnh sát đường thủy chủ động ứng phó với bão số 3

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3, ngày 21/7/2025, lực lượng Cảnh sát đường thủy - Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội phối hợp với chính quyền cơ sở đồng loạt triển khai các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sinh sống ven sông Hồng.
Hà Nội triển khai phương án cải tạo môi trường 4 sông nội đô

Hà Nội triển khai phương án cải tạo môi trường 4 sông nội đô

Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND ngày 22/7/2025 về việc phê duyệt Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét”, giai đoạn 2025–2030.
Viết cảnh báo “bắn tốc độ” trên đường có thể bị phạt

Viết cảnh báo “bắn tốc độ” trên đường có thể bị phạt

Theo luật sư, hành vi viết, vẽ trên đường giao thông có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại các Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Nghị định 168/2024/NĐ-CP…
Công an phường Ba Đình trả lại gần 50 triệu đồng cho người đánh rơi

Công an phường Ba Đình trả lại gần 50 triệu đồng cho người đánh rơi

Sáng 19/7/2025, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát địa bàn, tổ công tác Công an phường Ba Đình (Hà Nội) đã phát hiện một túi xách bị bỏ quên trên vỉa hè phố Hàng Bún.
Khẩn trương ứng phó với lũ trên sông Cả, đảm bảo an toàn cho người dân và đê điều

Khẩn trương ứng phó với lũ trên sông Cả, đảm bảo an toàn cho người dân và đê điều

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Văn bản số 4681/BNNMT-ĐĐ gửi UBND tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó với lũ trên sông Cả, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Dự báo thời tiết 23/7: Bắc Bộ, Trung Bộ nhiều mây, có mưa; gió mạnh trên vùng biển

Dự báo thời tiết 23/7: Bắc Bộ, Trung Bộ nhiều mây, có mưa; gió mạnh trên vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 23/7.
Hành động để sống xanh

Hành động để sống xanh

Sự xuống cấp của chất lượng không khí tại Thủ đô đang trở thành mối đe dọa hiện hữu, không chỉ cho sức khỏe cộng đồng mà cả sự phát triển bền vững. Đã đến lúc Hà Nội cần một chiến lược tổng lực, với quyết tâm chính trị cao độ, sự chung tay của toàn xã hội
Điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025 giảm mạnh

Điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025 giảm mạnh

Bộ GD&ĐT vừa công bố mức điểm sàn nhóm ngành sức khỏe năm 2025. Theo đó, mức điểm sàn nhóm ngành này giảm mạnh sau 5 năm gần như đứng yên trong khoảng 19-22,5. Đây được đánh giá là mức điểm thấp nhất từ trước đến nay.
Chuyên gia trường quốc tế đánh giá phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên

Chuyên gia trường quốc tế đánh giá phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 các môn tự nhiên

Tiến sĩ Đồng Mạnh Cường - Trưởng khoa Kinh doanh tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) nhận định về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn nhóm ngành sư phạm năm 2025

Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn nhóm ngành sư phạm năm 2025

Bộ GD&ĐT vừa công bố ngưỡng điểm sàn đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động