Chủ nhật 20/04/2025 13:39
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội trong điều kiện và bối cảnh mới là cần thiết. Hiệu quả của tài chính công là việc làm giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội.
Hiệu quả của tài chính công là việc làm giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội                                        Ảnh minh hoạ: Đỗ Tâm
Hiệu quả của tài chính công là việc làm giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các chủ thể trong xã hội. Ảnh minh hoạ: Đỗ Tâm

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, Hà Nội với vị trí là Trung tâm - Là thủ đô văn hiến, Hà Nội được quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Hà Nội cần xác định vị thế của mình trong lộ trình phát triển, bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước. Cùng với đó, cần xem xét về bối cảnh quốc tế cũng như những yêu cầu mới đặt ra.

Theo PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội trong điều kiện và bối cảnh mới là cần thiết. Tại Điều 37. Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu đánh giá, Ban soạn thảo đã ghi nhận đây là Điều luật mới so với Luật Thủ đô năm 2012, được xây dựng trên cơ sở luật hoá nhiều quy định đã được thông qua bởi Quốc hội bằng các Nghị quyết khác nhau và có điều khoản được xây dựng mới (khoản 7). PGS.TS Phạm Thị Giang Thu góp ý nên đưa ra định nghĩa về nguồn lực tài chính được đề cập trong phần giải thích từ ngữ (có bao gồm cả tài chính công hay tư). Cách nhìn nhận đúng về nguồn lực tài chính sẽ taọ ra căn cứ khoa học trong việc quy định các vấn đề về tài chính ngân sách trong Luật Thủ đô được đầy đủ và có luận cứ khoa học.

Nếu xác định nội hàm của nguồn lực tài chính, ngân sách tại Điều 37 theo hướng liệt kê, bao gồm: Nguồn kết dư từ cải cách tiền lương (khoản 1); Nguồn kinh phí chi thường xuyên (khoản 2); Quỹ dự trữ tài chính (khoản 3); Kinh phí từ hỗ trợ di dời (khoản 4); Ngân sách cấp TP (khoản 5). Điều đáng quan tâm là những nguồn này đều là các nguồn tài chính công, nhưng có nguồn gốc hình thành rất khác nhau. Nếu có nguồn hình thành khác nhau thì điều kiện để sử dụng và đánh giá tính hiệu quả cũng là khác nhau. Đo dó, nếu phạm vi điều chỉnh của Điều 37 muốn đạt tới việc sử dụng nguồn tài chính công thì cách ghi nhận tên Điều cũng nên đi theo hướng này.

Ngoài những nguồn tài chính được đề cập tại khoản 1 - khoản 5 Điều 37, còn nguồn nào khác không? Chẳng hạn đối với những nguồn huy động, những nguồn có nguồn gốc xã hội hóa, những nguồn từ PPP, kể cả PPP có nguồn vốn của Nhà nước. Với những trường hợp này đã được quy định ở đâu? Có cần ghi nhận thẩm quyền sử dụng các nguồn tài chính này không? Nếu phát sinh những nguồn này, có thực hiện giống các nguyên tắc trong sử dụng nguồn tài công không? Vấn đề này tác giả nhận thấy cũng chưa được đề cập. Nếu các lập luận trên được chấp thuận, cần xác định nguyên tắc, điều kiện, giới hạn đối với các trường hợp sử dụng vì cách thức sử dụng và nguồn hình thành rất khác nhau. Do vậy, có thể giữ nguyên tên điều luật và bổ sung nội dung sử dụng các nguồn lực tài chính khác.

Bên cạnh đó, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu góp ý thêm về việc cần xác định yêu cầu minh bạch, cơ chế giám sát trong hoạt động của chính quyền và uỷ ban nhân dân các cấp của Thủ đô. Đề xuất này của tác giả xuất phát từ việc xác định nguồn lực tài chính công và ngân sách là nguồn có sự đóng góp của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thông qua quan hệ thuế, cần nhận định nguyên tắc minh bạch theo Luật Ngân sách Nhà nước. Với giả định nguồn lực tài chính tư được hình thành và sử dụng trong Luật Thủ đô thì yêu cầu về minh bạch và giám sát trong quá trình thực hiện là hoàn toàn cần thiết và tạo ra lòng tin cho các chủ thể đối với các nguồn tài chính của họ được sử dụng hữu ích.

Cam kết ưu đãi rõ ràng giúp nhà khoa học yên tâm cống hiến cho Thủ đô
Nâng cao chất lượng thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Giải pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động