Thứ sáu 24/01/2025 05:44
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cam kết ưu đãi rõ ràng giúp nhà khoa học yên tâm cống hiến cho Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TS Hoàng Ly Anh cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện cam kết ưu đãi rõ ràng, minh bạch của Trung ương, cả nước và Thủ đô Hà Nội. Các nhà khoa học yên tâm, tận tâm cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô.
Hình ảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc.          Ảnh: Nguyễn Minh
Hình ảnh khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Nguyễn Minh

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Ly Anh, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, Hà Nội là TP có tiềm lực lớn về khoa học và công nghệ với mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ cùng nhiều loại hình tổ chức. Cho tới nay, Hà Nội đang có 124 trường ĐH, 113 viện nghiên cứu (chiếm khoảng 80% số viện nghiên cứu cả nước), 14/17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với trình độ nhân lực cao. Bên cạnh các tổ chức khoa học công nghệ công lập, Hà Nội còn có 176 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ… Đây chính là tiềm lực khoa học công nghệ lớn để thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Hà Nội.

Không chỉ có tiềm lực lớn về khoa học và công nghệ, Hà Nội còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Trung ương, các địa phương, Bộ, ban ngành để phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng như quyết tâm của chính TP. Điều 26 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung nhằm tạo cơ chế cho khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của Thủ đô phát triển nhanh, trở thành động lực để Thủ đô phát triển bứt phá trong điều kiện mới, trong đó xác định Hà Nội “trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước, khu vực, quốc tế”.

Góp ý về khoản 1 Điều 26, TS Hoàng Ly Anh cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện sự thay đổi về chất trong quy định về chính sách của Thủ đô trong thời gian tới để đạt được sự phát triển vượt trội, bứt phá nhằm trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước, khu vực, quốc tế.

Bên cạnh chính sách “bảo đảm phát huy tiềm năng, thực hiện chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hôi, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng khẳng định mục tiêu và quyết tâm “chuyển đổi số” sâu, rộng, đồng bộ trên mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội Thủ đô nhằm tạo sự phát triển bứt phá về kinh tế - xã hội là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh cả nước quyết tâm chuyển đổi số. Việc bổ sung chính sách về chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội Thủ đô cũng thể hiện tư duy, tầm nhìn để Thủ đô phát triển vượt trôi. Bởi vì, chuyển đổi số là quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế nào. Trong khi đó, cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hoá, siêu kết nối và sử lý dữ liệu thông minh.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 26 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Ly Anh nhận thấy, Dự thảo đã thể hiện cam kết ưu đãi rõ ràng, minh bạch của Trung ương, cả nước và Thủ đô Hà Nội đối với các chuyên gia, nhà khoa học, DN, tổ chức khoa học và công nghệ đóng góp cho sự phát triển bứt phá, vượt trội của Thủ đô. Nếu được thông qua, đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền Thủ đô hiện thực hoá chính sách ưu đãi; đồng thời, các nhà khoa học yên tâm, tận tâm cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô, xứng đáng với vị thế của Thủ đô mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân trao cho Thủ đô.

Cùng với đó, Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) đã quy định về phân cấp, phân quyền cho Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với nội dung được tập trung ghi nhận từ khoản 4 đến khoản 7, Điều 26. Việc quy định phân cấp, phân quyền cho Thủ đô Hà Nội nhằm “giúp Thủ đô phát huy được ưu thế, chủ động trong việc quy định và thực hiện các cơ chế hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đối mới sáng tạo nhằm tạo cơ chế để Thủ đô phát triển”. Vì vậy, quy định về phân cấp, phân quyền cho Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong Dự thảo là hết sức cần thiết.

Kết luận phần góp ý, TS Hoàng Ly Anh nhấn mạnh, Điều 26 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ kế thừa các quy định của Điều 13 Luật Thủ đô hiện hành mà thực sự là một sự đổi mới trong nhận thức về chính sách phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, các ưu đãi dành cho chuyên gia, nhà khoa học, DN, tổ chức khoa học công nghệ, phân cấp, phân quyền quản lý về khoa học công nghệ cho chính quyền Thủ đô. Với quy định như hiện nay, Điều 26 Dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế đổi mới góp phần phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng trao cho Thủ đô.

Đóng góp nhiều ý kiến thiết thực
Các quy định bảo vệ môi trường cần đảm bảo tính thống nhất và phù hợp
HĐND thành phố quyết định biên chế cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu tổ chức các bộ trước ngày 5/2/2025

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ngày 23/1, Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ (gọi tắt là Ban chỉ đạo) ban hành Công văn số 35/CV-BCĐTKNQ18 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động