Thành phố được áp dụng đầu tư đối với lĩnh vực văn hoá
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCông dân được hỗ trợ tận tình khi đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Công Phương |
Nhiều cơ chế, chính sách phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô
Theo ông Hoàng Công, Luật Thủ đô 2024 đã thể chế hóa nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, phân quyền, phân cấp mạnh mẽ cho Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực. Luật Thủ đô 2024 được bổ sung nhiều nội dung như: tổ chức chính quyền Thủ đô, các quy định về thẩm quyền đầu tư, ưu đãi, thu hút đầu tư, cơ chế đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); thử nghiệm các công nghệ mới. Các quy định về tài chính – ngân sách; quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị; khoa học công nghệ, phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, xử lý vi phạm hành chính; liên kết, phát triển vùng,...
Cụ thể, luật đã phân quyền mạnh mẽ cho TP Hà Nội, giúp chính quyền TP chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô. Về thu ngân sách, luật cho phép TP Hà Nội được hưởng các khoản thưởng vượt thu so với dự toán được giao; được ban hành các loại phí, lệ phí mới hoặc tăng, giảm phí, lệ phí; được giữ lại toàn bộ tiền thu từ đất do TP quản lý, tiền thu từ tín chỉ carbon trên địa bàn.
Về chi ngân sách, TP được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi cho đầu tư phát triển; chi từ quỹ dự trữ tài chính với thời gian dài hơn, tỷ lệ cao hơn; được chi việc hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thực hiện di dời; chi hỗ trợ các địa phương bạn, các cơ quan Trung ương trong một số trường hợp; chi đầu tư sang các địa phương khác trong dự án liên kết, phát triển vùng; được ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi ngân sách cao hơn hoặc ngoài quy định của Trung ương,...
Về đầu tư công, TP được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp dự án do ngân sách địa phương bố trí mà không bị giới hạn về mức vốn.
Về đầu tư theo đối tác công – tư (PPP), TP được áp dụng đầu tư đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao; được nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP lên không quá 70% trong trường hợp dự án có tỷ lệ vốn dành cho giải phóng mặt bằng lớn trên 50%. Được áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) bằng tiền và bằng quỹ đất đối với các dự án trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Cầu Long Biên được xây dựng năm 1889 và là “chứng nhân lịch sử” cho những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Triển khai đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống
Ông Hoàng Công cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 đạt hiệu quả, các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là TP Hà Nội cần tiếp tục quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng về tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó, cần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức thi hành pháp luật và phải đi đôi với việc phát huy dân chủ, xây dựng môi trường công khai, minh bạch,...
Với việc thực hiện Luật Thủ đô 2024, cần tăng cường công tác hướng dẫn, lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cấp ủy Đảng đối với việc triển khai các nhiệm vụ về rà soát, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật và triển khai công tác tuyên truyền; chú trọng tháo gỡ, xử lý kịp thời những vướng mắc.
Cần chú trọng tới các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức của TP Hà Nội và các bộ, ngành hữu quan về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của Luật thủ đô năm 2024,...
Tập trung thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được UBND TP thông qua để nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trong triển khai thực hiện Luật Thủ đô 2024.
Ngoài ra, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền về nội dung, hình thức và phương pháp, khai thác hiệu quả những thế mạnh của công nghệ thông qua đẩy mạnh các hình thức truyền thông hiện đại, truyền thông xã hội, truyền thông số để phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin đang thay đổi của cán bộ công chức và các tầng lớp Nhân dân.
Xây dựng, giám sát thực hiện cơ chế điều phối hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước | |
Luật Thủ đô 2024 là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại