Thêm nhiều sản phẩm quảng cáo “nổ” bị gọi tên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrong thời gian qua trên website: https://www.bongsenvang.tokyo/kiet-hau-dan đang quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khiết hầu đan và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro khiết hầu đan có nội dung vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo |
Trong thời gian qua trên website: https://www.bongsenvang.tokyo/kiet-hau-dan đang quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khiết hầu đan và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro khiết hầu đan có nội dung vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khiết hầu đan và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro khiết hầu đan đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 13288/2019/ĐKSP ngày 9-12-2019 và 3845/2020/ĐKSP ngày 29-4-2020 cho Công ty TNHH Thương mại GVN (địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Locogi 13 Tower, số 164 Đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), sản phẩm Khiết hầu đan sản xuất tại Nhà máy 2- Công ty cổ phần Dược phẩm Quốc tế Thăng Long (địa chỉ: Lô 7-1 Protrade International tech park, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Sản phẩm Siro khiết hầu đan sản xuất tại Công ty cổ phần BIGFA (địa chỉ Khu công nghiệp Lương Sơn Km36 – QL6, xã Hòa Sơn, huyện Lượng Sơn tỉnh Hòa Bình, Việt Nam).
sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương vi phạm quy định: Nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế, bài viết của bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm |
Cục An toàn thực phẩm nhận được phản ánh của báo chí và phát hiện trên các website/link: https://truongxuanvuong.com.vn, https://sieuthisongkhoe.com; https://www.facebook.com/thuoctruongxuanvuongvn; https://suckhoe24h.net.vn quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương vi phạm quy định: Nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế, bài viết của bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm.
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty Cổ phần dược phẩm Phát Đạt (địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Viet Tower, số 01 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty Cổ phần dược phẩm Phát Đạt không thừa nhận các website/link nêu trên của Công ty Cổ phần dược phẩm Phát Đạt, Công ty Cổ phần dược phẩm Phát Đạt không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Trường Xuân Vương trên các website/link nêu trên.
Cũng trong thời gian qua trên các website: https://chuacaohuyetap.com.vn, https://healthvietnam.vn/dong-duoc-tpcn/tim-mach-huyet-ap/ha-ap-thao-duoc-apharin, https://apharin.com/san-pham-apharin đang quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apharin có nội dung vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Trên một số website đang quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apharin có nội dung vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Apharin đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 8503/2019/ĐKSP ngày 30-6-2019 cho Công ty Cổ phần Nesfaco (địa chỉ: Lầu 5, tòa nhà Toàn An, 190 Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH sản xuất kinh doanh thương mại Công Đức xưởng sản xuất (địa chỉ: Lô R3, Đường số 7, Khu công nghiệp Long Hậu Mở rộng, Xã Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An).
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được phản ánh của báo chí và phát hiện trên các website/facebook: https://ichcotvuong.com, https://facebook.com/Ích-cốt-vương-106394387900838, https://vimece.com, https://quaythuocvienquany.com, https://bachthaoduocmp.vn quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích cốt vương vi phạm quy định: Nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh, tên, thư tín của bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Đây là sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ EEK (số 25 đường Nguyễn Khuyến, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH không thừa nhận các website nêu trên của đơn vị nên không chịu trách nhiệm về các quảng cáo trên các website nêu trên.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong thời gian qua, Cục đã xử phạt rất nhiều cơ sở, cá nhân sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo, thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh. Thậm chí, có những đơn vị vi phạm quảng cáo đã bị xử phạt với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bất chấp vi phạm để quảng cáo sai sự thật.
Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo "nổ" vi phạm quy định.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý các vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế. Để bảo đảm an toàn sức khỏe của mình, người tiêu dùng không nên cả tin vào những bài đăng bán hàng chưa được kiểm định trên mạng xã hội và cần có ý thức tự giác, cẩn trọng khi mua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe qua mạng. Đặc biệt là những loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ nếu không rất dễ chịu cảnh tiền mất, tật mang. Khi có bệnh hay đơn giản là muốn dùng thực phẩm chức năng bổ sung cần phải được bác sĩ kiểm tra, tư vấn kỹ càng. Trước khi mua, người tiêu dùng nên tra cứu thông tin liên quan đến công bố, quảng cáo và khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm về sản phẩm thực bảo vệ sức khỏe tại các trang chính thức https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại