Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về tái thiết đô thị, theo định hướng giao thông công cộng
Chiều 28/3, tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2024 của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã thông tin về tình hình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật của TP Hà Nội ban hành trong quý I năm 2024.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần cụ thể các ưu đãi để thu hút người tài
Liên quan quy định thu hút, trọng dụng người có tài năng tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu cho rằng, cần quy định rõ việc thu hút, trọng dụng, ưu đãi và khen thưởng, kỷ luật...
Đề xuất áp dụng cơ chế miễn trách nhiệm khi thử nghiệm công nghệ mới
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định, tổ chức, doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới được miễn trách nhiệm pháp lý khi đã thực hiện đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo kết luận
Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản thông báo kết luận tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): phát triển y tế, chính sách an sinh xã hội
Tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó, nhiều đại biểu góp ý việc phát triển y tế Thủ đô về chăm sóc sức khỏe, các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Khai thác, sử dụng không gian ngầm hiệu quả
Tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó, nhiều đại biểu góp ý về việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): dự thảo có sự thay đổi đáng kể
Tại Phiên họp thứ 31, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chính sách an sinh xã hội bảo đảm bao phủ toàn dân
Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND TP Hà Nội quyết định các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, y tế tự nguyện đối với người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên.
Đánh giá cao sự nghiêm túc, khẩn trương trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Sáng 14/3, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Dự Luật đã đi vào những nội hàm rất cụ thể liên quan đến phân cấp, phân quyền.
Tiếp thu, chỉnh lý toàn bộ Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), phân quyền mạnh hơn
Sáng 14/3, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Dự Luật lần này đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân quyền mạnh hơn, xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của TP Hà Nội trong một số lĩnh vực.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm
Ban soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới, trong đó, nội dung về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch được nhiều ý kiến góp ý.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới có nội dung được nhiều người góp ý đó là xây dựng và phát triển giáo dục, đào tạo Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Tỷ lệ khu vực được xây dựng không quá 20% diện tích bãi sông?
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với quy hoạch Thủ đô và quy hoạch chung Thủ đô, đảm bảo tỷ lệ khu vực được xây dựng không quá 20% diện tích bãi sông.
Xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Ban soạn thảo dự án Luật chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới có nội dung được nhiều góp ý đó là phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tập trung quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 8 chương và 57 điều (tăng 1 chương về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, giảm 2 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội).
Phân vùng chức năng để quản lý, khai thác không gian ngầm
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định không gian ngầm phải phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Việc xây dựng công trình ngầm phải được cấp phép theo quy định.
Cơ chế đặc thù giúp y tế Thủ đô phát triển hiện đại
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra các quy định nhằm xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại phù hợp với quy mô dân số, địa bàn thực hiện. Trong đó, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở,... bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe Nhân dân.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với các cơ quan hữu quan
Thường trực Ủy ban Pháp luật đã tổ chức buổi làm việc với các cơ quan hữu quan về một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì buổi làm việc...
Luật Thủ đô (sửa đổi): nên áp dụng mức trần vay để đảm bảo khả năng trả nợ
TS. Vũ Nhữ Thăng cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều ý tưởng, đề xuất đột phá, có nhiều điểm khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành. Do đó, cần tính đến lộ trình và đánh giá tác động trên cơ sở tính toán đến các yếu tố về luật và các văn bản dưới luật hiện hành; nguồn lực của Hà Nội; cơ chế giám sát, trách nhiệm giải trình, minh bạch.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Kiểm soát ô nhiễm, phát triển tỉ lệ xanh đô thị
Các chuyên gia cho rằng, quỹ đất của các cơ quan đơn vị sau di dời nên chỉnh sửa thành ưu tiên sử dụng để phục vụ mục đích công cộng. Đồng thời, cần ưu tiên bố trí nguồn lực và thu hút đầu tư vào các dự án xử lí chất thải sinh hoạt,...