Thứ bảy 19/04/2025 16:35
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Đào tạo nguồn nhân lực về phát triển công nghiệp văn hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Hà Nội cũng có các lớp đào tạo ở trong nước và quốc tế cũng như học kinh nghiệm, cơ chế chính sách từ các nước nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ sẽ tham gia phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, Hà Nội còn đào tạo trực tiếp, gián tiếp,… đào tạo mới, đào tạo lại cho đội ngũ tham gia phát triển công nghiệp văn hóa.
Bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Phân công cơ quan tham mưu khi Luật thông qua

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội cho biết, ở thời điểm năm 2016 khi chúng ta thực hiện Đề án tổng kiểm kê bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, khi đó chưa có phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Hà Nội chưa có di sản văn hóa nào được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đến nay sau 8 năm, TP Hà Nội đã có 38 di sản được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, nhiều nhất toàn quốc. Đồng thời, khi đó có 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, thì sau này đã có thêm 2 di sản nữa được ghi danh vào Di sản thế giới. Hơn nữa không chỉ được ghi danh độc lập của Hà Nội mà tham gia trong ghi danh của toàn quốc hoặc đa Quốc gia.

Bà Lan Anh cho biết thêm, chuẩn bị cho thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được xem xét, thông qua, TP đã có chỉ đạo tương đối rõ về việc cơ quan, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục tham mưu xây dựng, ban hành nghị định hay ban hành nghị quyết của HĐND TP hay các quyết định của UBND TP - với từng nhóm lĩnh vực cụ thể. Chắc chắn trong quá trình tham mưu sẽ có sự vào cuộc của các cơ quan lĩnh vực tư pháp để bảo đảm văn bản ban hành đúng quy định; có sự tham vấn của chuyên gia các ngành, các cấp để bảo đảm văn bản ban hành có ưu đãi, phù hợp thực tiễn và đúng nguyện vọng. HĐND TP Hà Nội, MTTQ TP Hà Nội với vai trò thẩm định hay phản biện chắc chắn sẽ triển khai xin ý kiến đóng góp của các bên và đăng tải công khai; đồng thời, cố gắng tiếp thu tối đa những ý kiến đề xuất của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, để làm sao những gì được ban hành ra sẽ phù hợp và khả thi nhất.

Hình ảnh du khách đến tham quan tour đêm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Khánh Huy.
Hình ảnh du khách đến tham quan tour đêm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Khánh Huy.

Đào tạo đội ngũ tham gia phát triển công nghiệp văn hóa

Theo bà Phạm Thị Lan Anh, từ năm 2023 đến nay, TP Hà Nội đã chỉ đạo các cấp ngành cụ thể hóa Nghị quyết 09 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Hà Nội cũng có các lớp đào tạo ở trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ sẽ tham gia phát triển công nghiệp văn hóa. TP Hà Nội đã cử các đoàn chuyên gia đi Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… học tập kinh nghiệm, cơ chế chính sách để có những tham mưu về phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, Hà Nội còn đào tạo trực tiếp, gián tiếp,… đào tạo mới, đào tạo lại cho đội ngũ tham gia phát triển công nghiệp văn hóa.

Đồng thời, có sự vào cuộc của các cơ sở đào tạo đại học trên địa bàn Thủ đô, đang thành lập các khoa đào tạo về công nghiệp văn hóa, sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hy vọng với những việc đó, sẽ không còn quan niệm “phần cứng” hay “phần mềm”, mà con người giỏi thì sẽ làm được nhiều việc.

Những năm gần đây chúng ta bắt đầu nói nhiều đến “sức mạnh mềm” của văn hóa, thực ra vẫn tập trung nhiều đến vấn đề con người. Do yêu cầu của việc xây dựng luật nên không thể nói chi tiết các vấn đề mà cần được giải quyết bằng các văn bản dưới luật. Song, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này không phải kế thừa Điều 11 của Luật Thủ đô năm 2012, mà toàn bộ vấn đề đưa ra trong Điều 21 của Luật Thủ đô (sửa đổi) là mới hoàn toàn, gồm cả “phần cứng” và “phần mềm”. Ngoài ra, có những ưu đãi được đề cập trong những luật khác, trong những điều về phát triển giáo dục, khoa học công nghệ...

Đề nghị nghiêm cấm hành vi lập chốt thu phí sử dụng đường bộ trái pháp luật
Điểm ưu đãi, vượt trội giúp phát triển công nghiệp văn hóa
Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa cả nước
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động