
Phân quyền cho Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng
PGS.TS Nguyễn Thị Nga, trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, việc phân quyền cho TP Hà Nội thẩm quyền chấp thuận, quyết định và có cơ chế đặc thù trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng các loại sang mục đích khác là thực sự cần thiết bởi sẽ đảm bảo được tính hiệu quả trong quá trình sử dụng đất.

Đảm bảo chính sách ưu đãi, ưu tiên trong phát triển hệ thống giao thông công cộng
Nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Mai Thị Mai đã có một số góp ý nhằm đảm bảo chính sách ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đẩy mạnh quản lý, sử dụng đất đai bảo đảm phát triển Thủ đô Hà Nội
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Lê Đức Tình, trường ĐH Mỏ - Địa chất cho biết, để đất đai thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ, bền vững, trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển của Hà Nội cần tích cực đẩy mạnh công tác quản lý,.

Vùng Thủ đô cần là sự phát triển bền vững của cả khu vực quanh Thủ đô
PGS.TS. Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra các góp ý hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về Vùng Thủ đô.

Tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi
“Dự thảo Luật đưa vấn đề chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chính sách đúng đắn, cần thiết đối với Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm một số quy định, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài, tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi…”, đó là nhận định của Đại tá – TS Nguyễn Hữu Phúc, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.

Hà Nội: Tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Hà Nội tại Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước
Chiều 14/8, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đồng chủ trì phiên họp.

Cần cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện cơ chế vượt trội, đột phá phát triển Thủ đô
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô nhằm góp phần chỉnh trang, tái thiết đô thị, TS Nguyễn Thành Luân-Trường Đại học Thủy Lợi đã có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định có liên quan trong Dự thảo Luậ

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Các vấn đề pháp lý về thu hút, trọng dụng nhân tài
Để đạt được mục tiêu tới năm 2030, Thủ đô Hà Nội là TP Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, nhóm PGS.TS và ThS của trường ĐH Hòa Bình cho rằng, vấn đề pháp lý về thu hút sử dụng nhân tài là khâu then chốt, đột phá bảo đảm cho sự thành công.

Thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, người có tài năng để phát triển Thủ đô Hà Nội
Theo TS. Bùi Xuân Phái - Trường ĐH Luật Hà Nội, để có căn cứ đầy đủ, có sức thuyết phục và là một quy định có tính khả thi, hiệu quả, Dự thảo Luật cần xuất phát từ những luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, chắc chắn.

Phân quyền cho Thủ đô trong công tác cán bộ, tổ chức bộ máy biên chế
Theo đánh giá của PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia, để thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển Thủ đô Hà Nội cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội đặc biệt là về biên chế, cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Hà Nội, có chính sách trọng dụng nhân tài, thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đơn vị sự nghiệp đặc thù, thẩm quyền của hội HĐND, UBND TP Hà Nội…

Tham vấn cộng đồng trong quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai
PGS.TS Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, việc tham vấn (lấy ý kiến) cộng đồng là để tăng cường dân chủ và minh bạch trong quản lý Nhà nước.

Sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng thể chế hoá được các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội của thành phố
Luật Thủ đô năm 2012 không quy định cụ thể về tổ chức chính quyền TP Hà Nội. Do vậy, thực tiễn công tác này được TP thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản liên quan.

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đổi mới tổ chức chính quyền tại Thủ đô
“Để khẳng định được vị thế, phát huy được tiềm năng, thế mạnh cũng như đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thực tiễn, chính quyền tại Thủ đô phải được tổ chức thống nhất theo hướng gọn nhẹ, thông suốt, linh hoạt, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý”, đó là ý kiến trong tham luận của TS. Đoàn Thị Tố Uyên và ThS. Nguyễn Mai Thuyên, Trường Đại học Luật Hà Nội góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đẩy mạnh tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm Luật Thủ đô (sửa đổi)
Để tuyên truyền hiệu quả Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở Tư pháp đã tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 16/02/2023 tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) xác định các nội dung tuyền thông cụ thể; lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp…

Phát triển Thủ đô gắn với bảo vệ môi trường
Với dân số hơn 8 triệu người, Thủ đô Hà Nội đang đối mặt với bài toán khó về sự quá tải hạ tầng đô thị, công trình giao thông và áp lực môi trường trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

“Thành phố trong thành phố” thúc đẩy sự ra đời và phát triển đô thị vệ tinh
Tại Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Luật Hà Nội nhấn mạnh: “Hà Nội cần được phân quyền hơn nữa, thành lập “thành phố trong thành phố”, thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các đô thị vệ tinh…”.

Hà Nội cần quy định phân cấp để đảm bảo thẩm quyền của chính quyền phường đặc biệt
“Chính quyền Thủ đô Hà Nội cần được tổ chức bộ máy theo hướng phân cấp, phân quyền và theo mô hình tổ chức bộ máy hợp lý...”, PGS.TS. Phan Thị Lan Hương, Trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ.

Dự Thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp
“Hà Nội cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững và hội nhập quốc tế”.

Bài cuối: Khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hoá, lịch sử, không gian công cộng
ThS Đậu Công Hiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội nêu, “Thúc đẩy thương mại văn hoá” (BID) là mô hình tiên tiến, hướng tới cộng đồng cần được thử nghiệm tại Hà Nội trong thời gian tới. Việc đưa BID vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến, cho thấy sự cầu thị của thành phố Hà Nội trong việc tìm các giải pháp quản trị tài chính bền vững, gắn với bảo đảm nhu cầu phát triển cả về lịch sử, văn hóa, môi trường.