
Xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại một số Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Hà Nội vừa là Thủ đô hành chính của cả nước, vừa là một đô thị đặc biệt
Phiên họp thứ 26, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Pháp luật và Xã hội xin giới thiệu ý kiến của ông Nguyễn Khắc Định - Phó Chủ tịch Quốc hội...

Trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô
Ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.

Cần hoàn thiện một số chính sách an sinh xã hội và đảm bảo TTATXH trên địa bàn Thủ đô
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô, ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có một số ý kiến về chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô và các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chuẩn bị công phu và chi tiết
Ông Trần Văn Tuấn, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, tiếp thu nhiều từ cấp trên và các ý kiến đóng góp đều được thể hiện trong dự thảo.

Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để TP tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 vào tháng 10/2023.

Phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững
PGS.TS. Hoàng Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, tiếp đó là các vấn đề liên quan đến quy hoạch xây dựng tổ chức không gian chức năng, kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

Lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Chiều 15/9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hội thảo Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức.

Cần có cơ chế để các tập đoàn lớn đặt trụ sở tại Hà Nội
PGS.TS. Bùi Anh Tuấn cho biết, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nên mở rộng và tăng cơ hội đối với các nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn lớn trong nước, các tập đoàn đa quốc gia, lớn trên thế giới, đặc biệt là đối với những dự án mới.

Cân nhắc kỹ hơn nội dung, diễn đạt để đảm bảo sự chặt chẽ, khả thi
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và cụ thể hơn so với Luật Thủ đô năm 2012. Tuy nhiên, còn số điểm cần được rà soát, cân nhắc kỹ hơn về nội dung hoặc cách diễn đạt để đảm bảo sự chặt chẽ, khả thi và không bị trùng lặp. TS. Lê Văn Hoạt, Nguyên Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội đã có một số góp ý cụ thể vào một số điều, khoản trong Dự thảo Luật:

Hà Nội thành lập Tổ Công tác xây dựng, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 4430/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác xây dựng, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) (gọi tắt là Tổ công tác).

Dự Luật được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá về thể chế cho phát triển Thủ đô
Sáng 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 26, xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là Dự Luật được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá về thể chế cho quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hoàn thiện quy định của Dự thảo Luật về Vùng Thủ đô
Việc quy định về mục đích thành lập cũng như chức năng hay nói cách khác là một khái niệm về Vùng Thủ đô trong Luật Thủ đô là hết sức quan trọng...

Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô Hà Nội
PGS.TS. Bùi Hữu Đức - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Thương mại cho biết, các Điều ở Chương IV giúp Hà Nội nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng của Thủ đô,...

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của nhà đầu tư chiến lược
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định mới, trong đó có quy định về nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô. TS. Nguyễn Thị Yến, trường ĐH Luật Hà Nội đã có một số góp ý cho Dự thảo Luật về vấn đề này.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào ngày 20/9, tại đợt 2 Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Cần cơ chế đặc thù, vượt trội để Hà Nội thực hiện sứ mệnh là Thủ đô”
Đó là chủ đề toạ đàm do báo Kinh tế và Đô thị vừa tổ chức. Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông và TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, có cuộc chia sẻ với độc giả của báo xung quanh việc góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi); PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; TS.Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội có cuộc chia sẻ với độc giả của báo xung quanh việc góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đoàn công tác liên ngành TP Hà Nội nghiên cứu kinh nghiệm sửa Luật Thủ đô
Từ ngày 20/8 - 30/8, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên đã dẫn đầu đoàn công tác liên ngành của TP Hà Nội thăm, làm việc tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Thành lập Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách
Theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách được đề xuất thành lập gồm 3 quỹ, đó là Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô, Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội và Quỹ Học bổng dành cho học sinh tài năng của Thủ đô. TS.Trần Vũ Hải, trường ĐH Luật Hà Nội đã có một số góp ý cho Dự thảo Luật về vấn đề này.

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có tính khả thi
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung nhiều quy định mới, trong đó có quy định về nhà đầu tư chiến lược vào Thủ đô. Các quy định về nhà đầu tư chiến lược chỉ nằm trong 01 điều của Dự thảo, nhưng cũng khá chi tiết, từ quy định về danh mục dự án, ngành nghề thu hút nhà đầu tư chiến lược; các điều kiện mà nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng; các ưu đãi mà nhà đầu tư chiến lược được hưởng; trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.