Ảnh
Tìm về ngôi trường dạy báo chí đầu tiên của Việt Nam
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Gần 80 năm trôi qua, lớp học viết báo đầu tiên mang tên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - nơi khởi nguồn báo chí cách mạng thời kỳ đầu kháng chiến và nền Báo chí Việt Nam vẫn còn đó với hình hài mới, được phục dựng, tôn tạo giữa đại ngàn Việt Bắc.
 |
Tọa lạc giữa xóm Bờ Rạ, vùng đồi núi hiểm trở thuộc khu ATK xưa, di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng hôm nay đã được tu bổ, tôn tạo khang trang. Đây là nơi ghi dấu sự ra đời của ngôi trường đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên và duy nhất trong kháng chiến chống Pháp. |
 |
Không phải ngẫu nhiên trường được đặt tại Tân Thái. Đây là điểm trung chuyển an toàn giữa các cơ quan đầu não kháng chiến. Chính tại nơi này, báo chí cách mạng đã thực sự “trưởng thành từ chiến hào”. |
 |
Những thân gỗ nghiến, tấm liếp tre đơn sơ gợi nhớ không gian lớp học giữa rừng xanh. 42 học viên ngày ấy chia nhau chiếc bàn gỗ, mực tím, giấy đen, ghi chép từng lời giảng giữa tiếng súng vọng xa. |
 |
Không gian triển lãm trong khuôn viên di tích giới thiệu tài liệu, ảnh tư liệu gốc, hiện vật giảng dạy, các bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các giảng viên nổi tiếng như cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà báo Xuân Thủy, các nhà văn Nguyễn Tuân, Nam Cao... |
 |
Bức phù điêu lớn đặt giữa trung tâm khuôn viên, khắc họa đầy đủ 48 gương mặt từ ban giám hiệu, giảng viên đến học viên lớp báo chí duy nhất, gồm cả các nhà văn, nhà báo như: Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Đồ Phồn, Tú Mỡ... |
 |
Không còn lối mòn trơn trượt, không còn mái nhà lá đơn sơ… nơi từng vang lên lời giảng của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tuân… nay đã trở thành khu di tích quốc gia được tôn tạo khang trang, gọn gàng, bề thế. |
 |
“Báo chí là một vũ khí sắc bén phục vụ kháng chiến – kiến quốc”, lời Bác dặn dò không chỉ mang ý nghĩa định hướng mà còn là kim chỉ nam cho cả lớp học và lịch sử báo chí nước nhà. |
 |
Giữa thời kháng chiến, một tờ báo viết tay còn quý hơn một khẩu súng. Và từ những bàn học nhỏ giữa rừng, những cây bút đã ra đời, phục vụ kháng chiến bằng ngôn từ, bằng dòng chữ đầy sức mạnh. |
 |
Sau gần 80 năm dấu tích lớp học báo chí đầu tiên đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Một lớp học có thật giữa rừng, giữa khói lửa chiến tranh, giữa những con người đặt nền móng cho báo chí Việt Nam hiện đại. |
 |
Từ ngôi trường này, các nhà báo huyền thoại của nền báo chí cách mạng Việt Nam xuất hiện. Học viên được cử đi viết tin trận địa, ghi lại hành trình bộ đội vận chuyển lương thực, hay dựng phóng sự về một đêm chống càn. Không có báo in, họ viết lên tường, lên bảng tre, rồi truyền tay nhau đọc. |
 |
Trường đã đóng, lớp học kết thúc từ tháng 7/1949. Nhưng trong chiều muộn ấy, dưới ánh nắng vàng hanh, dường như đâu đó vẫn vang lên một tiếng giảng, một câu viết, một lời dặn: “Làm báo là để phụng sự Nhân dân”. |
| Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu quý Chính thức đón khách tham quan đúng vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt ... |
| Bảo tàng Báo chí Việt Nam: không gian ký ức sống động của một thế kỷ nghề báo Bảo tàng Báo chí Việt Nam hiện lên như một không gian ký ức sống động, lưu giữ những dấu ấn lịch sử nghề báo ... |
Khánh Huy