Ảnh
Tranh Hàng Trống - từ trang giấy đến sách tranh điện tử
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 25/4, tại đình Nam Hương (số 75 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND phường Hàng Trống chính thức khai mạc triển lãm “Phục Hồi” – hành trình khôi phục giá trị văn hóa thông qua dòng tranh dân gian Hàng Trống. Triển lãm đồng thời ra mắt cuốn sách điện tử tương tác về tranh dân gian Hàng Trống do cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (Trường Tiểu học CLC Tràng An) biên soạn.
 |
Ngày 25/4, triển lãm tranh Hàng Trống - Phục Hồi tổ chức tại Đình Nam Hương đã trưng bày những bức tranh Hàng Trống thực hiện bởi nghệ nhân Lê Đình Nghiên và ra mắt cuốn sách điện tử tương tác tranh dân gian Hàng Trống. |
 |
Thông tin từ UBND phường Hàng Trống, triển lãm không chỉ là dịp tôn vinh di sản văn hóa, mà còn là bước đi quan trọng trong hành trình gìn giữ, lan tỏa tinh hoa nghệ thuật dân gian bằng những cách thức tiếp cận mới mẻ, sáng tạo |
 |
Mỗi bức tranh là một câu chuyện hồi sinh. "Mẫu thượng ngàn" và "Tứ Phủ ông Hoàng" được vẽ lại từ nguyên bản của nghệ nhân Lê Đình Liệu – thân phụ của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, theo đơn đặt hàng từ chùa Kim Liên năm 1947. |
 |
Dựa trên bức tranh gốc của cha ông để lại, nghệ nhân Lê Đình Nghiên đã vẽ phục hồi lại hai bức tranh Mẫu thượng ngàn và Tứ phủ ông Hoàng với kích thước nhỏ hơn. |
 |
"Một lần đi lễ ở Đình Kim Liên, tôi thấy hai bức tranh này rất quen và có nét vẽ của ông cụ thân sinh ngày trước. Hai bức tranh gốc vẫn được giữ nguyên chất liệu và màu sắc và tôi đã vẽ lại bức khác. Tôi thấy hai bức tranh tại Đình Kim Liên đã được cất ở vị trí khác và có ngỏ ý được lưu giữ bảo quản thì được Đình đồng ý. Hiện nay, bức tranh Mẫu Thượng ngàn vẫn còn nguyên 2 vết đạn trên tranh. Cả hai bức đều được thể hiện trên nền tôn – chất liệu phổ biến thời kỳ đó, nay được vẽ lại bằng kỹ thuật nguyên bản, giữ trọn tinh thần và bố cục cổ." - nghệ nhân Lê Đình Nghiên chia sẻ. |
 |
Tác phẩm “Tố Nữ” với hình ảnh 4 cô gái tượng trưng cho Tứ đức Công - Dung - Ngôn - Hành, được phục hồi từ một bức ảnh chụp hiếm hoi do người bạn Pháp gửi về cho chị Nguyễn Thị Thu Hòa – tác giả cuốn sách “Tranh Hàng Trống”. Từ bức ảnh chụp, nghệ nhân Lê Đình Nghiên đã nghiên cứu, phác họa lại bố cục và thể hiện nguyên vẹn thần thái thiếu nữ truyền thống trong tạo hình dân gian. |
 |
Tác phẩm “Chữ Phúc” là một trong hai bức thư pháp cổ được người Pháp từng sưu tầm. Tuy nhiên, trong quá trình phục dựng, nghệ nhân chỉ có thể hoàn thiện được chữ “Phúc”, bởi chữ “Thọ” còn lại có quá nhiều chi tiết bị mờ, không thể khôi phục trọn vẹn. Với sự kết hợp giữa tinh thần thư pháp và tạo hình mỹ thuật dân gian, bức “Chữ Phúc” mang thông điệp cầu chúc bình an, hạnh phúc và phồn vinh – nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng người Việt. |
 |
Với chủ đề “Phục Hồi – Hành trình khôi phục giá trị văn hóa”, triển lãm giới thiệu năm tác phẩm quý, được Nghệ nhân Ưu tú Lê Đình Nghiên phục dựng từ những bản gốc hoặc tư liệu hiếm hoi còn sót lại của dòng tranh từng một thời gắn liền với nếp sống Thăng Long. Mỗi tác phẩm là một lát cắt văn hóa, mang theo câu chuyện phục dựng kỳ công và tâm huyết của cả một gia đình nhiều đời làm nghề. |
 |
Trong thời gian qua, phường Hàng Trống đã triển khai nhiều hoạt động kết nối với các trường học trên địa bàn, tổ chức các buổi học ngoại khóa nhằm giới thiệu về lịch sử, nét đặc trưng và giá trị thẩm mỹ của tranh Hàng Trống. |
 |
Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, ngành giáo dục và các nghệ nhân đã mang đến một hướng đi mới trong công cuộc bảo tồn di sản phi vật thể. |
 |
Không dừng lại ở việc phục hồi tranh, triển lãm lần này còn đánh dấu sự ra mắt của cuốn sách điện tử tương tác về tranh dân gian Hàng Trống – sản phẩm sáng tạo do cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (Trường Tiểu học CLC Tràng An) xây dựng. |
 |
Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, ngành giáo dục và các nghệ nhân đã mang đến một hướng đi mới trong công cuộc bảo tồn di sản phi vật thể. |
 |
"Tôi bắt đầu từ việc không có nhiều kiến thức về tranh Hàng Trống. Trường Tiểu học Tràng An rất may mắn vì nằm trên quê hương của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Trên thực tế, các học sinh tiểu học sẽ biết nhiều hơn về tranh dân gian Đông Hồ. Với mong muốn các em thêm hiểu và yêu nghệ thuật dân gian truyền thống tại địa phương nói chung, dòng tranh độc đáo chỉ riêng có tại Hàng Trống nói riêng, tôi được sự hỗ trợ rất lớn từ UBND phường Hàng Trống, nghệ nhân Lê Đình Nghiên để tạo nên quyển sách tranh điện tử tương tác này" - cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh chia sẻ. |
 |
Triển lãm “Phục Hồi” mở cửa từ ngày 25/4 đến hết ngày 31/5/2025 tại đình Nam Hương. Đây là dịp để công chúng chiêm ngưỡng không gian mỹ thuật truyền thống ngay giữa lòng Hà Nội, đồng thời là cơ hội để thế hệ trẻ thêm yêu, thêm hiểu và tiếp tục hành trình giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. |
| Quận Hoàn Kiếm: đường phố sạch đẹp, rực rỡ cờ hoa chào mừng đại lễ 30/4 Gần thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, Hà Nội những ngày cuối tháng Tư rực rỡ sắc cờ, ngập tràn âm ... |
| Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước Luật Thủ đô năm 2024 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc xác lập cơ chế đặc thù cho Hà Nội trên nhiều lĩnh ... |
Khánh Huy