Thứ bảy 26/04/2025 21:10

Triển khai các giải pháp phòng chống xâm hại và tai nạn thương tích trẻ em

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước thực trạng đáng báo động về nguy cơ xâm hại và tai nạn thương tích rình rập trẻ em, Sở Y tế Hà Nội vừa có Văn bản số 1858/SYT-NVY về triển khai các giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn TP.
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em tại các trường học. Ảnh minh họa
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em tại cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Ảnh minh họa

Trước thực trạng đáng báo động Sở Y tế yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến TP về công tác phòng chống xâm hại trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Đồng thời tích cực tuyên truyền, tập huấn về nội dung này song song với việc phối hợp liên ngành trong các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; trong phòng ngừa, chia sẻ thông tin, can thiệp và hỗ trợ kịp thời trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Đối với Trung tâm Pháp y Hà Nội và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập phối hợp với cơ quan Công an, tư pháp…trong giám định, hỗ trợ pháp lý và tâm lý cho trẻ em bị xâm hại hoặc tai nạn.

Trong quá trình giám định, khám và điều trị cho trẻ em, nếu phát hiện trường hợp trẻ em có những tổn thương trên cơ thể nghi ngờ trẻ bị xâm hại hoặc trường hợp trẻ em trong một thời gian ngắn liên tục bị tai nạn thương tích tại gia đình, trường học thì thông tin ngay với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hoặc Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội (số điện thoại 0243.2233.111) để phối hợp can thiệp, hỗ trợ trẻ em kịp thời.

Các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn trẻ biết cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại; cách nhận diện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại cũng như hướng dẫn trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích. Song song với đó là tập huấn cho đội ngũ cán bộ, bà mẹ, bà dì, người chăm sóc trẻ kiên thức về tư vấn, can thiệp và hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xậm hại; kỹ năng nhận diện, xử lý ban đầu các trường hợp nghi ngờ bị xâm hại hoặc gặp tai nạn thương tích.

Các đơn vị thực hiện đánh giá nguy cơ mất an toàn trong môi trường sinh hoạt, học tập và điều trị của trẻ để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả; phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, gia đình và nhà trường để kịp thời nắm bắt tình hình và can thiệp, hỗ trợ trẻ em.

Sở Y tế cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng ngừa trẻ bị xâm hại và trẻ bị tai nạn thương tích. Các quận, huyện, thị xã tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn (đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo); ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xâm hại trẻ em, các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em.

Trước đó, đầu tháng 4/2025, báo chí đồng loạt đưa tin về vụ việc Nguyễn Đắt Vũ (38 tuổi, trú tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã nhiều lần thực hiện hành vi xâm hại tình dục 7 trẻ em tại cơ sở Thập Thiện gây bức xúc dư luận xã hội. Ngày 12/4, Bộ Y tế có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em.

Nhằm bảo đảm quyền trẻ em, tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại cho trẻ em, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em. Trong đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; thực hiện hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.

Tiếp tục quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), khuyến khích việc phát hiện sớm, lên tiếng, thông báo, tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em.

Đồng thời xử lý kịp thời các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế trước ngày 15/5.

Bộ Y tế yêu cầu thanh tra các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên cả nước
Vi chất dinh dưỡng: "chìa khóa" cho sự phát triển toàn diện của trẻ em
Bí quyết giúp trẻ kén ăn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh
Mây Hạ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động