Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền pháp luật mang lại hiệu quả cao
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức tuyên truyền pháp luật cho học sinh qua phiên tòa giả định tại Trường trung học cơ sở Hòa Nam, huyện Ứng Hòa năm 2024. Ảnh: Bạch Dương |
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, năm qua, TP đã đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô 2024, Luật Đất đai 2024, Luật Đấu thầu; cấp phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên VNeID và cấp phiếu LLTP trực tuyến toàn trình qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP Hà Nội…; thủ tục hành chính toàn trình và các quy định pháp luật khác xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quản lý Nhà nước của TP nhằm triển khai hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP…
Việc triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng PBGĐPL TP đã bám sát vào văn bản chỉ đạo, các quy định pháp luật; thành viên Hội đồng và đội ngũ báo cáo viên thường xuyên được kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Việc đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên được tổ chức thường xuyên, kịp thời đưa chính sách và quy định pháp luật mới ban hành vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, tổ chức, người dân trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật trên địa bàn TP.
Sở Tư pháp đã chức hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả PBGDPL cho thanh thiếu niên trên địa bàn TP”; định hướng chỉ đạo nhân rộng mô hình phiên toà giả định tuyên truyền trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên.
Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền, bên cạnh hình thức truyền thống, nhiều mô hình mới, cách làm hay được ứng dụng, đặc biệt trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL đã đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức và người dân trên địa bàn TP.
Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, TP đã xây dựng tài liệu tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở cơ sở và iHaNoi về mục đích, ý nghĩa của Ngày pháp luật Việt Nam. Đặc biệt lần đầu tiên TP tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật dành riêng cho người khiếm thị.
Tổ hòa giải, tổ trưởng và các hòa giải viên tiếp tục được củng cố kiện toàn về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Hiện nay toàn TP có 5.151 tổ hòa giải với tổng số 33.208 hòa giải viên. Thực hiện tiếp nhận tổng số 2.456 vụ việc hòa giải (giảm 0,2% số vụ việc so với cùng kỳ năm 2023), đã tiến hành hòa giải thành 2.153 vụ việc (đạt tỷ lệ 89.26%), 44 vụ việc đang tiến hành hòa giải.
Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã ngày càng phát huy hiệu quả, gắn công tác hòa giải ở cơ sở với phương châm dân vận khéo và các mô hình tự quản cộng đồng tại địa phương. Đến nay, toàn TP có 4.053 “Tổ hòa giải 5 tốt” (tăng 947 tổ so với cùng kỳ năm 2023).
Việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ đúng quy định. Kết quả có 555/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96%. Thẩm định đánh giá mức độ đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật trong tiêu chí chấm xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đối với 39 xã thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội (kết quả: 39/39 xã đều đạt Tiêu chí “Tiếp cận pháp luật”).
Thực hiện đánh giá công tác PBGDPL, kết quả có: 27/28 sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP xếp loại xuất sắc (đạt tỷ lệ 96,43%); 01/28 sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP xếp loại Tốt (đạt tỷ lệ 3,57%); 30/30 quận, huyện, thị xã xếp loại xuất sắc (đạt tỷ lệ 100%). |
Ngành Tư pháp Thủ đô đạt nhiều kết quả nổi bật | |
Thực hiện hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại