Xu hướng dịch chuyển dân cư ra các thành phố vệ tinh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Vinhomes Ocean Park Gia Lâm, Hà Nội sở hữu bộ đôi biển hồ quy mô lớn. Ảnh: Vinhomes. |
Tìm kiếm không gian sống tốt hơn
Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn, năm 2024 đánh dấu một sự thay đổi rõ ràng trong xu hướng chuyển đổi dân cư và đầu tư BĐS xanh, bền vững tại các TP vệ tinh của Hà Nội. Xu hướng này không chỉ phản ánh nhu cầu thực tế của người dân mà được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mạnh trong tương lai.
Từ năm 2008 đến nay tại Hà Nội, nhiều chủ đầu tư lớn đã phát triển các dự án trọng điểm, bổ sung nguồn cung BĐS tại các TP vệ tinh với sự ra đời của loạt khu đô thị mới như: Vinhomes Riverside, Vinhomes Ocean Park, Gamuda Gardens… thu hút lượng lớn cư dân đến sinh sống với giá bán cũng đã tăng từ 2 đến 4 lần trong khoảng 8 năm qua.
Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, Bạch Dương cho biết, xu hướng chuyển dân cư ra các TP vệ tinh không chỉ xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm không gian sống tốt hơn mà còn từ sự thay đổi trong chính sách quy hoạch và phát triển của Thủ đô. Hà Nội đang tập trung phát triển liên kết khu vực với các tỉnh lân cận, tạo ra một khu vực phát triển đồng bộ.
Các dự án hạ tầng lớn như đường vành đai 2, 3, cao tốc và metro đã giúp kết nối các TP vệ tinh với trung tâm Hà Nội một cách thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, giá BĐS tại Hà Nội đã tăng mạnh trong những năm gần đây, mật độ dân số cao và tình trạng ô nhiễm nhiễm khí, khiến người dân quan tâm đến các TP vệ tinh như một giải pháp thay thế.
Bước sang giai đoạn 2025 - 2026, thị trường BĐS tại các TP vệ tinh của Hà Nội dự kiến sẽ đón nhận sự phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các dự án khu đô thị mới được phát triển. Các tỉnh vệ tinh như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam... đang trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ đất rộng và sự hoàn thiện của hạ tầng giao thông.
Cùng với đó, chính sách phát triển đô thị bền vững của các tỉnh này cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển BĐS lâu dài. Hơn nữa, giá BDSS tại những khu vực này tăng trưởng ổn định, không quá nóng, điều này cho thấy tiềm năng dài hạn của những địa phương này trong bối cảnh thị trường BĐS đang có điều chỉnh.
Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng xác định: xây dựng các chính sách để tăng cường liên kết, phối hợp giữa Thủ đô, các tỉnh trong Vùng Thủ đô trên các lĩnh vực trọng điểm, có tính chất liên kết vùng để huy động, sử dụng, phân bổ hợp lý, hiệu quả mọi nguồn lực, hướng tới xây dựng, phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững.
Phát triển BĐS xanh tại các TP vệ tinh
Luật Thủ đô 2024 đã đưa ra các cơ chế, chính sách đặc thù giúp Hà Nội khắc phục những bất cập hiện hữu và tạo ra sự phát triển bền vững cho Vùng Thủ đô cũng như các tỉnh lân cận. Việc phát triển các dự án BĐS tại các TP vệ tinh là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển chung của Hà Nội, không chỉ giúp giải quyết vấn đề quá tải ở khu vực trung tâm mà còn giúp khai thác thác tiềm năng đất đai và các lợi thế khác của các khu vực ngoại thành.
Một trong những xu hướng nổi bật hiện nay là sự phát triển BĐS xanh, bền vững tại các TP vệ tinh. Theo báo cáo Tâm lý người tiêu dùng Quý IV/2024 từ Batdongsan.com.vn, cho thấy, 86% người Việt Nam tham gia khảo sát khẳng định, họ quan tâm đến BĐS xanh. Thậm chí, 94% sẵn sàng chi trả cao hơn từ 5 - 10% cho những dự án có không gian sống trong lành và quy hoạch bền vững. Đây là một tín hiệu tích cực, thúc đẩy các nhà phát triển chú trọng và đầu tư nhiều hơn cho loại hình BĐS xanh, bền vững này.
Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, không gian đô thị được phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các TP trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh. Trong đó, TP phía Tây là đô thị khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là một bước đi quan trọng trong việc xây dựng Hà Nội thành TP thông minh, phát triển vững chắc và có tính sáng tạo cao. Với cơ chế đặc thù quy định tại Luật Thủ đô 2024, Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường sắt đô thị và phát triển các khu công nghệ cao, tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Hà Nội cũng đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, với các dự án quan trọng như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Đại lộ Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, và các tuyến metro. Những dự án này không chỉ giúp kết nối các TP vệ tinh với trung tâm Hà Nội mà còn tạo ra một mạng lưới giao thông thông suốt và thuận tiện, giúp giảm tải áp lực giao thông và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Việc phát triển đô thị vệ tinh là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể của Hà Nội, giúp giảm bớt tình trạng quá tải dân số và tạo ra một cấu trúc đô thị đồng bộ, hài hòa. Những TP vệ tinh như Hòa Lạc, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một khu vực phát triển bền vững, đồng thời tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. |
Quy định vùng phát thải thấp: giải pháp để bảo vệ môi trường Thủ đô | |
Phát triển đô thị đại học phía Nam Hà Nội: cơ hội “giải nén” cho hạ tầng Thủ đô |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại