Thứ sáu 24/01/2025 00:37
Từ câu chuyện hi hữu về nữ giảng viên ĐH bị đối tượng lừa đảo “thao túng tâm lý”:

Ai cũng có thể bị chiếm quyền kiểm soát bản thân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời đại công nghệ khiến các hình thức lừa đảo cũng muôn hình vạn trạng, thôi thì không lừa đảo người giả, người trẻ, người thiếu hiểu biết... Các đối tượng lừa đảo công nghệ cao còn hướng tới những người có trình độ, có quan hệ trong xã hội bằng các biện pháp “thao túng tâm lý”.
Ai cũng có thể bị chiếm quyền kiểm soát bản thân
Nữ giảng viên tự "nhốt" mình nhiều tiếng đồng hồ để tương tác với đối tượng lừa đảo tại căn phòng trong nhà nghỉ

Dù CQCA, khắp các tỉnh thành trên cả nước đã đưa ra cảnh báo đến mọi công dân: CQCA không làm việc qua điện thoại, mà chỉ làm việc trực tiếp bằng Giấy mời, Giấy triệu tập thông qua chính quyền địa phương. CQCA không gửi Lệnh bắt, Lệnh tạm giam qua tin nhắn, Zalo và các ứng dụng khác… Trước những dấu hiệu bất thường, công dân cần bình tĩnh trao đổi, thông tin với người nhà hoặc CA cơ sở.

Vậy mà vẫn liên tiếp xảy ra các vụ án lừa đảo liên quan đến các đối tượng giả danh là CQCQ, cơ quan CSĐT, cán bộ TAND, Viện KSNDTC gọi điện đến người dân thông báo vi phạm.... Nếu như người bị lừa có thể do thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận thức còn hạn chế, ở những vùng khó khăn còn dễ lý giải... Nhưng hi hữu trong câu chuyện này, nạn nhân lại là một giảng viên, có nhận thức và quan hệ xã hội, có trình độ và hiểu biết.

Vậy nguyên nhân nào khiến những kẻ lừa đảo vẫn có đất dụng võ và nạn nhân một khi bị “bắt thóp” thì khó mà tỉnh táo để xuy xét cho hợp lý, mà chỉ răm rắp làm theo các yêu cầu của đối tượng. Tạm thời cũng có thể coi đó như liệu pháp điều khiểm tâm lý người khác, hay như mọi người vẫn nói đó là nạn nhân bị “thao túng tâm lý.

Theo đó, khoảng 14h ngày 4-3, CA phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhận được trình báo của anh L.V.T (39 tuổi, trú tại phường Định Công), về việc chị gái anh là L.T.T (42 tuổi, giảng viên 1 trường ĐH tại Hà Nội), ra khỏi nhà lúc 7h cùng ngày, sau đó nhắn tin về báo với người nhà chuyển gấp vào tài khoản của chị T số tiền 200 triệu đồng để giải quyết việc.

Sau nhiều lần gặng hỏi, chị T mới tiết lộ với người nhà nếu không chuyển tiền thì chị sẽ bị dính líu đến cơ quan pháp luật, bị bắt tạm giam. Gia đình tiếp tục truy hỏi nhưng chị T không nói gì thêm. Sau đó, nữ giảng viên gọi điện thoại video về nhà để mọi người thấy có dấu hiệu bất thường, kiểu như chị T đang bị khống chế tại căn phòng vắng vẻ nào đó. Nữ giảng viên cũng cương quyết không nói mình đang ở đâu. Trước tính chất bất thường của sự việc, gia đình chị T đã đến CQCA trình báo.

Xác định vụ việc có dấu hiệu, tính chất của việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn công nghệ cao, CA phường Định Công đã báo cáo chỉ huy CA quận Hoàng Mai. Chỉ huy CA quận yêu cầu đội CSHS vào cuộc, phối hợp cùng Phòng CSHS và Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội lập tức vào cuộc.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến 17h30 cùng ngày, lực lượng CA đã xác định được nơi chị T đang ở, là một nhà nghỉ trong ngõ 18 phố Định Công. Ập vào căn phòng này, lực lượng chức năng ghi nhận chị T đang ở một mình, với trạng thái tâm lý hoảng loạn. Trên tay người phụ nữ đang ngồi phệt dưới sàn, là 2 chiếc ĐTDĐ; 1 chiếc để liên lạc với người nhà giục chuyển tiền; chiếc còn lại để răm rắp làm theo yêu cầu của kẻ lạ mặt, trên tinh thần tuyệt đối không cắt đứt liên lạc, nếu không sẽ bị bắt! Ngay khi vừa nghe lực lượng CA nói, đối tượng ở đầu máy bên kia lập tức tắt máy.

Ngay cả khi lực lượng CA nói: Chúng tôi là CA quận Hoàng Mai và CSHS CA TP đây. Chị cứ bình tĩnh để trình bày. Chị T vẫn hoảng loạn: Không được. Tôi đang làm theo yêu cầu của CA Bộ kia kìa. Các anh định đưa tôi đi đâu?. Đến cả khi được mời về CA quận Hoàng Mai để làm việc, chị T vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị kẻ lừa đảo “thao túng tâm lý”.

Mãi khi hoàn hồn, chị T trình bày nội dung: Chị có nhận được cuộc điện thoại thông báo về việc có liên quan đến vụ án Mua bán trái phép chất ma túy xuyên quốc gia. Các đối tượng đã gây áp lực qua điện thoại và yêu cầu chị T phải đến nơi nào đó kín đáo, không được cho người khác biết, lập tài khoản “Messenger” để liên lạc làm việc.

Sau đó, chị T đã lập tài khoản như các đối tượng yêu cầu và cung cấp số tài khoản ngân hàng của mình cùng mã giao dịch OTP để các đối tượng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng này. Trước đó, các đối tượng đã gửi hình ảnh chụp “Lệnh bắt của Cơ quan CSĐT Bộ Công an”, đồng thời cho chị nói chuyện qua điện thoại với cán bộ CA tự xưng tên là Huy và Linh, cán bộ CA TP Hà Nội và TP HCM.

Các đối tượng yêu cầu nữ giảng viên phải chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản đã bị chiếm đoạt trên và không được để lộ thông tin cho ai biết, nếu không sẽ bị… bắt giữ ngay. Hoang mang và lo sợ, chị đã làm theo yêu cầu của chúng cho đến khi được lực lượng CA “giả cứu”.

Thủ đoạn lừa đảo dù không có gì mới mẻ, nhưng vẫn có người mắc bẫy, suy cho cùng cũng vẫn do các nạn nhân còn thiếu thông tin, nhận thức, đặc biệt là mất cảnh giác, không kiểm soát được cảm xúc của chính mình.

Vậy “thao túng tâm lý là gì”, mà đến cả người có trình độ cũng dễ rơi vào bẫy tâm lí, răm rắp làm theo mệnh lệnh của những kẻ lừa đảo. Về mặt tâm lý học, thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân, giảng viên Trung tâm đào tạo Ý tưởng Việt, lý giải thao túng tâm lý là một hình thức lạm dụng tâm lý, gây ra những ảnh hưởng quá mức tới người khác thông qua việc bóp méo tinh thần, bạo hành tâm lý và cảm xúc với mục đích chiếm lấy quyền lực, quyền kiểm soát, lợi ích hoặc một đặc quyền nào đó của nạn nhân. Thao túng tâm lý có thể xuất hiện ở bất kể môi trường nào. Bất kỳ một người nào cũng có thể là người thực hiện hành vi thao túng tâm lý người khác.

Do đó ngoài hiểu biết xã hội và pháp luật, người dân cần tự trang bị kiếm thức, cập nhật kịp thời các thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống, kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình mới tránh được các tình huống dở khóc dở cười, tiền mất, tật mang.

Nhóm lừa đảo bằng hình thức đổi ngoại tệ đối mặt với mức phạt nào?
Nữ giảng viên đại học bị kẻ lạ mặt mạo danh Công an, "thao túng tâm lý" suốt nhiều giờ
Tham gia làm cộng tác viên online "việc nhẹ, lương cao", người phụ nữ bị lừa 700 triệu đồng
Dương Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động