Thứ năm 03/04/2025 10:32

Câu chuyện xin lỗi của người nổi tiếng và bài học về sức khỏe của người tiêu dùng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đằng sau lời quảng cáo “thổi phồng” sản phẩm gây tranh cãi, không ít người nổi tiếng sử dụng “chiêu” xin lỗi như một lá bài lật ngược tình thế, nhằm kéo sự ủng hộ của người hâm mộ. Liệu rằng khán giả có đang “dễ dãi” khi đặt niềm tin, sức khỏe của gia đình và bản thân vào người nổi tiếng.
Câu chuyện xin lỗi của người nổi tiếng và bài học về sức khỏe của người tiêu dùng
Sản phẩm mà nhiều KOL tư vấn đã từng bị cơ quan chức năng phát đi cảnh báo. Ảnh: Bộ Y tế

Khi lợi ích đặt cao hơn sức khỏe của người tiêu dùng

Việc người nổi tiếng không có chuyên môn về các sản phẩm dinh dưỡng hay thực phẩm chức năng nhưng vẫn đứng ra tư vấn, bán hàng trực tuyến không phải là chuyện mới, thế nhưng đứng trước nhiều sai lầm của “các bậc tiền bối”, các KOL (người có sức ảnh hưởng) hiện nay vẫn tiếp tục mắc sai lầm.

Có một thực tế là các KOL cứ quảng cáo sai sự thật là lại lên xin lỗi. Trước đó, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Hồng Vân, diễn viên Cát Tường, MC Quyền Linh,… đều phải lên tiếng xin lỗi sau khi bị cộng đồng lên án vì những lời quảng cáo “thổi phồng” công dụng một số loại sữa, thực phẩm chức năng… Gần đây, vụ lùm xùm của kẹo rau củ Kera mà đến hiện tại chính nhãn hàng cũng đang lặng im, không thể đưa ra lời giải thích với chính khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ mình.

Sau sự việc ồn ào, các nghệ sĩ nổi tiếng đều đã gỡ bỏ nội dung quảng cáo không đúng sự thật, song các video được đăng lại tràn lan trên nhiều nền tảng, khiến một số người dùng vẫn tin và đặt mua sản phẩm, gây nên sự mất kiểm soát đối với chính người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

Đã có nhiều hệ lụy để lại từ việc niềm tin bị đặt nhầm chỗ khi người tiêu dùng đang tin tưởng thái quá vào những lời quảng cáo của người nổi tiếng, để rồi, khi xảy ra chuyện, người gánh hậu quả lại là chính bản thân và gia đình của mình.

Cái sai nối tiếp cái sai của nhiều KOL khi nhận quảng cáo những sản phẩm mà mình không hiểu rõ, thậm chí là những sản phẩm đã từng bị cơ quan chức năng cảnh báo. Có thể lấy ví dụ gần đây nhất là dòng sản phẩm Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Đáng nói vào năm 2023 sản phẩm này từng bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về quảng cáo gây hiểu lầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp phép. Đến nay tình trạng này lại tiếp tục diễn ra trên khắp mạng xã hội, các nội dung được cắt ghép gây hiểu nhầm cho người bệnh, khiến người bệnh bỏ qua giai đoạn vàng trong quá trình điều trị.

Người tiêu dùng, thay vì bản thân có thể lựa chọn những sản phẩm tốt vẫn bị dẫn dắt bởi những chiến dịch quảng cáo sai lệch. Hệ quả là những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc sẽ mất đi cơ hội tiếp cận được với người tiêu dùng

Hệ lụy từ KOLs

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trước nhiều ý kiến của cử tri về việc gần đây các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải những nội dung chưa được kiểm chứng về chất lượng và một số thông tin sai lệch, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch cho biết tình trạng nghệ sĩ, người nổi tiếng và KOLs tham gia quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp và gây nhiều hệ lụy tiêu cực.

Các cá nhân này thường lợi dụng sự nổi tiếng, được nhiều người quan tâm để quảng cáo không đúng sự thật, phóng đại công dụng của thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm, lừa dối người tiêu dùng về việc đã sử dụng sản phẩm; dùng uy tín cá nhân quảng cáo cho hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, dịch vụ tài chính, đầu tư, tiền ảo và tín dụng đen…

Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm này chưa triệt để. Luật Quảng cáo năm 2012 chưa có quy định về trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng, KOLs khi tham gia quảng cáo.

Theo đó, Dự luật Quảng cáo sửa đổi được thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cũng đã bổ sung quy định nhằm "siết" người nổi tiếng, có ảnh hưởng quảng cáo sản phẩm tràn lan trên mạng.

Cụ thể, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có các trách nhiệm như cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung quảng cáo, doanh thu, tên sản phẩm, số lượng của từng sản phẩm phát sinh từ hoạt động quảng cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…

Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người ảnh hưởng có trách nhiệm như: thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện quảng cáo.

Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Theo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, KOLs là những con người cụ thể nên khi chuyển tải câu chuyện của nhãn hàng dễ tạo được sự đồng cảm. Chính vì vậy, những thông điệp hay chia sẻ về sản phẩm của KOLs thường không bị người hâm mộ gắn mác quảng cáo.

Chất “lạ” mới phát hiện trong kẹo rau củ Kera có hại? Chất “lạ” mới phát hiện trong kẹo rau củ Kera có hại?
“Cuồng thần tượng” và văn hóa ứng xử trên môi trường mạng “Cuồng thần tượng” và văn hóa ứng xử trên môi trường mạng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt bị phạt 125 triệu đồng và buộc thu hồi sản phẩm Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt bị phạt 125 triệu đồng và buộc thu hồi sản phẩm
Mộc Miên - Hải Yến
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động