Thứ năm 23/01/2025 08:26

Hà Nội: Đẩy mạnh kiểm tra ATTP các khâu sản xuất ban đầu, chợ đầu mối nông sản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại chuỗi giá trị, các khâu sản xuất ban đầu, chợ đầu mối nông sản.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, từ đầu năm 2023 đến nay, các lực lượng chức năng của Sở NN&PTNT Hà Nội đã tăng cường lấy mẫu, giám sát tập trung vào các sản phẩm tươi sống tại các công đoạn có nguy cơ cao, như: Rau, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản...Ảnh: Văn Biên
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, từ đầu năm 2023 đến nay, các lực lượng chức năng của Sở NN&PTNT Hà Nội đã tăng cường lấy mẫu, giám sát tập trung vào các sản phẩm tươi sống tại các công đoạn có nguy cơ cao, như: Rau, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản... Ảnh: Văn Biên

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, các lực lượng chức năng của Sở NN&PTNT đã tăng cường lấy mẫu, giám sát tập trung vào các sản phẩm tươi sống. Theo đó, đã lấy 29 mẫu rau, thịt, thủy sản, hiện đã có kết quả 5/29 mẫu, 5/5 mẫu bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu phân tích.

Đơn cử tại huyện Đông Anh, từ đầu năm đến nay, huyện đã thành lập 4 đoàn của Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm, 2 đoàn kiểm tra liên ngành, 1 đoàn của Công an huyện, 1 đoàn của Đội Quản lý thị trường số 9. Đối với tuyến xã, thị trấn huyện chỉ đạo thành lập 24 đoàn kiểm tra liên ngành.

Theo phân cấp quản lý, huyện có 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Lực lượng chức năng của huyện đã tiến hành kiểm tra 942 cơ sở (chiếm 18,1%), qua đó phát hiện và lập biên bản xử phạt hành chính 44 cơ sở vi phạm (chiếm 4,7%), với tổng số tiền phạt trên 159 triệu đồng.

Các lỗi vi phạm chủ yếu là do: Không đeo khẩu trang trong quá trình chế biến thực phẩm; có côn trùng động vật gây hại; điều kiện vệ sinh cơ sở chưa đảm bảo; không bố trí riêng biệt về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói; không có ủng hoặc giầy, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm; không lưu mẫu thực phẩm hoặc lưu mẫu sai đúng quy định; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sơ chế, chế biến thực phẩm.

Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, huyện Đông Anh đẩy mạnh triển khai xây dựng mô hình điểm mới về kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại 2 tuyến: Khu đô thị EuroWindow River Park và vùng phụ cận thuộc thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội; khu đường Lê Hữu Tựu và khu vực phụ cận. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và duy trì thực hiện mô hình điểm về kinh doanh dịch vụ ăn uống, UBND huyện đã giao UBND các xã xây dựng mô hình điểm tại khu Hà Hương - Liên Hà và đường Đản Dị - Uy Nỗ; Quốc lộ 3 - Mai Lâm;…

Các mô hình điểm về kinh doanh dịch vụ ăn uống đã tạo sự thay đổi về diện mạo của các cơ sở so với trước, chủ cơ sở đã chủ động bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị; tổ chức khám sức khỏe cho bản thân và người lao động tham gia trực tiếp chế biến thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội cho biết, thông qua kiểm tra tại 93 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đã xử phạt 2 tổ chức và 2 cá nhân với số tiền hơn 54,5 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc cho biết, nông sản thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua các phương thức truyền thống thông qua chợ đầu mối, chợ dân sinh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng có rất ít trung tâm trung chuyển, kho hàng lớn để tập trung hàng hóa.

“Vì không có kho lạnh để bảo quản thực phẩm, nên sản phẩm tươi sống thường được các nhà cung cấp giao trực tiếp đến các điểm bán lẻ nên lượng hàng vận chuyển không lớn, đôi khi còn chưa kịp thời do khoảng cách, thời gian vận chuyển, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được giao” - ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức vùng sản xuất, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, liên kết chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP, đặc biệt tại chuỗi giá trị, các khâu sản xuất ban đầu, chợ đầu mối nông sản.

“Chúng tôi cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp Bộ Y tế rà soát, bổ sung ban hành danh mục, chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm thực phẩm nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm” - ông Nguyễn Ngọc Sơn cho hay.

Hà Nội: Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các sản phẩm nông lâm thủy sản Hà Nội: Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các sản phẩm nông lâm thủy sản
Hà Nội: Đẩy mạnh khâu tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi Hà Nội: Đẩy mạnh khâu tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi
Hà Nội: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể trường học Hà Nội: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể trường học
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động