Thứ năm 23/01/2025 20:14

Hà Nội: Ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững làng nghề

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, việc phát triển làng nghề đã tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ việc làm đối với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho cả lao động già cả, người khuyết tật, trẻ em. Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn.
Sự phát triển làng nghề, các sản phẩm OCOP đã tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ việc làm đối với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho cả lao động già cả, người khuyết tật, trẻ em.
Sự phát triển làng nghề, các sản phẩm OCOP đã tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ việc làm đối với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho cả lao động già cả, người khuyết tật, trẻ em.

Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 1.350 làng nghề và làng có nghề của Hà Nội, một số làng nghề, làng có nghề đã bị mai một trong thời gian hoạt động. Đến nay, TP còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, có 321 làng đã được UBND TP Hà Nội công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề của cả nước gồm 48 làng nghề truyền thống, 273 làng nghề.

Trong thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề cho 20 làng nghề/10 quận, huyện. 20 làng nghề đã hoàn thiện đủ 5 nội dung, trong đó có 17 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN ra Quyết định chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; làng nghề Chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) đang hoàn thiện lại hồ sơ do bị trùng với 1 nhóm sản phẩm đăng ký bảo hộ với sản phẩm miến dong của tỉnh Lạng Sơn, làng nghề Quất cảnh Tứ Liên (quận Tây Hồ).

Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để thúc đẩy phát triển làng nghề, trong năm 2022, đơn vị đã triển khai tổ chức 50 lớp tập huấn chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề với 2.000 học viên là chủ các cơ sở sản xuất, người lao động tại các làng nghề trên địa bàn 5 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Quốc Oai và Ba Vì.

Ngoài các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm OCOP cũng được xem là thế mạnh của Thủ đô. Hiện nay, TP có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận, có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, để tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, Hà Nội cũng đẩy mạnh việc liên kết chuỗi vừa bảo đảm truy xuất nguồn gốc vừa phát triển bền vững. Tính đến nay trên địa bàn TP có 149 chuỗi, trong đó có 57 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm chăn nuôi, 92 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt.

Hiện toàn TP có 164 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 109 mô hình trồng trọt, 40 mô hình chăn nuôi, 15 mô hình nuôi trồng thủy sản. Giá trị từ nông nghiệp công nghệ cao hiện chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn TP. Trong đó, có nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như trồng rau hữu cơ cho thu nhập từ 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm, trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập từ 0,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, việc phát triển làng nghề đã tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ việc làm đối với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho cả lao động già cả, người khuyết tật, trẻ em. Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dân, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn. Hơn nữa, sự phát triển của làng nghề còn tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, TP Hà Nội cần đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, người tham gia sản xuất nông nghiệp, người tiêu dùng về phát triển nông nghiệp theo chuỗi, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP và các tác động tích cực tới đời sống kinh tế, xã hội.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ Nano... trong quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị sản xuất. Phát triển sản xuất theo hướng an toàn, GAP, hữu cơ. Từng bước hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho một số vùng sản xuất nông sản chất lượng trọng điểm tại các huyện, nhằm đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá các khâu trọng yếu trong quá trình.

Thực hiện văn bản số 2636/UBND-KTN ngày 15/8/2022 của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Hội đồng OCOP TP đã tổ chức 13 hội nghị đánh giá, phân hạng lần 1 được 518 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã, trong đó có 491 sản phẩm mới, 27 sản phẩm đánh giá lại do chuẩn bị hết thời hạn 36 tháng theo quy định. Trong 518 sản phẩm có 220 sản phẩm OCOP từ làng nghề, làng có nghề, chiếm 42,5%; 49 chủ thể là doanh nghiệp, có 169 sản phẩm, chiếm 32,6%; 39 chủ thể là HTX có 100 sản phẩm, chiếm 19,3%; 103 chủ thể là hộ kinh doanh có 249 sản phẩm, chiếm 48,1%.
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch
Hà Nội: Tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề Hà Nội: Tiếp tục triển khai nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề
Phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh, phát triển bền vững Thủ đô Phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh, phát triển bền vững Thủ đô
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động